Hà Nội

COVID-19 là bệnh nhóm B: Giám sát và phòng chống thế nào?

01-11-2023 10:33 | Y tế

SKĐS - Nhóm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng bao gồm người cao tuổi, người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai.

[Infographic] 8 dấu mốc không thể nào quên suốt 3 năm Việt Nam chống dịch COVID-19[Infographic] 8 dấu mốc không thể nào quên suốt 3 năm Việt Nam chống dịch COVID-19

SKĐS - Trải qua hơn 3 năm phòng, chống đại dịch COVID-19, với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, Việt Nam đã vượt qua đại dịch và trở thành một trong những nước "đi sau nhưng về trước".

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định này "Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19". Hướng dẫn này là tài liệu được áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc. Hướng dẫn này thay thế Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19".

Những nhóm nào có nguy cơ mắc COVID-19 nặng?

Theo Bộ Y tế, người nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ hoặc có biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong.

Nhóm nguy cơ mắc bệnh nặng bao gồm người cao tuổi, người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai. Hiện bệnh đã có vaccine dự phòng và có thuốc kháng virus để điều trị.

COVID-19 là bệnh nhóm B: Giám sát và phòng chống thế nào? - Ảnh 2.

"Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19" của Bộ Y tế nêu rõ: Người nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ hoặc có biểu hiện bệnh lý nặng.

Ngày 05/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, tuy nhiên khuyến cáo các nước vẫn cần triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống, chuyển từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Hướng dẫn này được xây dựng, cập nhật và điều chỉnh qua hoạt động thực tiễn với các nội dung giám sát và các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Tại Việt Nam, COVID-19 đã trở thành bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

6 biện pháp để phòng chống COVID-19 nhóm B

Để phòng, chống COVID-19 hiện nay, Bộ Y tế nêu rõ mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:

  • Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Việc phòng bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Quyết định số 2609/QĐ-BYT ngày 20/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi ngờ.
  • Nâng cao sức khỏe: có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
  • Tăng cường thông khí, vệ sinh môi trường khu vực nhà ở, trường học, nơi làm việc;
  • Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở...)
  • Cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh hướng dẫn học sinh, sinh viên, người lao động thực hiện các biện pháp phòng bệnh nêu trên.

Điều trị COVID-19 hiện nay thế nào?

Bộ Y tế nêu rõ việc thu dung, quản lý điều trị; phòng chống lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Người mắc COVID-19 điều trị ngoại trú cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm như sau:

+ Người mắc COVID-19 phải đeo khẩu trang. Khuyến khích tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.

+ Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.

+ Giữ thông thoáng, vệ sinh nơi lưu trú.

Đối với ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ: Yêu cầu người nghi ngờ mắc bệnh thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân:

+ Tự theo dõi sức khỏe.

+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác hoặc khi ra khỏi nơi lưu trú.

+ Hạn chế tiếp xúc với người khác.

+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc.

COVID-19 là bệnh nhóm B: Giám sát và phòng chống thế nào? - Ảnh 3.

Bộ Y tế nêu rõ việc thu dung, quản lý điều trị; phòng chống lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.


  • Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có biểu hiện bệnh nặng hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người cao tuổi; người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch; những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch; phụ nữ có thai) nên được làm xét nghiệm sớm để chẩn đoán xác định.
  • Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú: cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
  • Người nghi ngờ mắc bệnh: nếu tự xét nghiệm và có kết quả dương tính cần thông báo cho Trạm Y tế xã, phường nơi lưu trú để được hướng dẫn và trợ giúp.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị giám sát, xét nghiệm, phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

Bãi bỏ 160 văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành Bãi bỏ 160 văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành

SKĐS - Bộ Y tế đã có quyết định bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế ban hành bao gồm các quyết định, công văn, công điện.


Thái Bình
Ý kiến của bạn