Hà Nội

COVID-19 khiến gần 20 triệu học sinh tạm dừng đến trường; hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn

15-01-2022 09:41 | Xã hội
google news

SKĐS - Trước thực tế có khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập.

Cảnh báo sinh viên bị rối loạn giấc ngủ, thiếu định hướng trong học tập và cuộc sống khi học trực tuyếnCảnh báo sinh viên bị rối loạn giấc ngủ, thiếu định hướng trong học tập và cuộc sống khi học trực tuyến

SKĐS - Trong thời gian dịch bệnh COVID-19, bên cạnh những vấn đề về hành vi và sức khỏe thì rối loạn giấc ngủ, thiếu định hướng trong học tập và cuộc sống chính là vấn đề phổ biến ở một bộ phận sinh viên hiện nay.

Theo số liệu vừa được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ GD&ĐT, năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng đến ngành toàn giáo dục.

Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 9/1/2022, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn; 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến và 19 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Năm 2021, gần 20 triệu học sinh tạm dừng đến trường; trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn - Ảnh 2.

Tính đến ngày 9/1/2022, cả nước chỉ có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn.

Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động để ứng phó với dịch COVID-19 nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các hoạt động của ngành; tích cực tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương đã chủ động, linh hoạt xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm học, bảo đảm yêu cầu "đầu ra" của chương trình giáo dục phổ thông. Cơ sở giáo dục đại học chủ động tổ chức cho sinh viên học tập trực tuyến để hoàn thiện khối lượng chương trình và bảo đảm chất lượng đào tạo.

Trước thực tế có khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị các trường đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập. Cùng với đó, tăng cường bù đắp chất lượng giáo dục đại học, sau đại học cho sinh viên, học viên. "Trọng tâm vẫn là bù đắp, củng cố chất lượng giáo dục từ phổ thông tới đại học" - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Nhấn mạnh tới các nhiệm vụ lớn của năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Trước hết, toàn ngành sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ có tính thời sự là chống dịch COVID-19, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục và đào tạo. Trong đó, sớm hoàn thành chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh của ngành giáo dục.

Đối với giáo dục phổ thông, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, năm 2022, 2023 được xác định 2 năm trọng yếu trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, vì vậy, cần phải nhìn thấy hết thách thức đặt ra về nguồn lực, điều kiện thực hiện để có phương án khắc phục và triển khai. Ngoài ra, kỳ thi tốt nghiệp THPT và triển khai tự chủ đại học cần phải có các giải pháp, hành động ráo riết hơn.

Một số nhiệm vụ trọng tâm khác như tăng cường chuyển đổi số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng yếu thế; tăng cường các thiết chế văn hóa trong hệ thống giáo dục và đào tạo… cũng được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lưu ý thực hiện trong năm 2022.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì-


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn