Hà Nội

COVID-19 khiến bệnh rối loạn nhịp tim trở nên nghiêm trọng - Người bệnh cần làm gì?

09-04-2020 15:08 | Y học 360
google news

SKĐS - Thống kê cho thấy COVID-19 sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh tim mạch gấp 10 lần so với người không có tiền sử tim mạch. Con số này làm cho những người mắc bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim trở nên lo lắng. Vậy người bệnh cần phải làm gì để tránh nhiễm virus và duy trì nhịp tim ổn định. Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.

Nhiễm COVID-19 làm tăng nặng tình trạng rối loạn nhịp tim ở người bệnh tim mạch

Theo báo cáo trên tạp chí Y Khoa Hoa Kỳ, qua nghiên cứu hồ sơ của 138 bệnh nhân nhập viện vì nhiễm COVID-19 cho biết gần 17% người bị rối loạn nhịp tim và hơn 7% bị tổn thương tim cấp tính, bao gồm: ngừng tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp tính và viêm cơ tim.

Đặc biệt có khoảng 70% người bệnh tim mạch bị tổn thương cơ tim do virus SARS-CoV-2 đã tử vong. Điều đó cho thấy tác động của COVID-19 lên người bệnh tim và rối loạn nhịp tim nguy hiểm như thế nào.

Theo các chuyên gia Y tế, những biến chứng trên xảy ra có thể do virus SARS-CoV-2 ức chế hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Từ đó làm giảm nồng độ oxy trong máu và gây rối loạn nhịp tim. Sự xuất hiện của virus “lạ” trong cơ thể cũng kích thích các phản ứng miễn dịch tạo ra các báo động giả, kích hoạt hoạt động của thần kinh tự chủ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

Virus SARS-CoV-2 không chỉ gây viêm phổi mà còn làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch, rối loạn nhịp tim (ảnh minh hoạ)

Người bệnh rối loạn nhịp tim "càng cần thận trọng" với COVID-19

Không phải vì những người bị rối loạn nhịp tim hay đang mắc bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ mắc SARS-CoV-2 cao hơn những người khác, mà họ là những người dễ bị tổn thương nhất. Khi cùng lúc phải gồng mình do nhịp tim bất ổn, nay lại thêm stress vì lo nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, các thông tin về số người bị bệnh và tử vong trên toàn cầu tăng lên nhanh chóng khiến cho cả thế giới hoảng sợ, người bệnh rối loạn nhịp tim càng thêm bất an. Hậu quả là tim đập nhanh hơn, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi tăng theo.

Đó là chưa kể đến rối loạn nhịp làm giảm khả năng bơm máu của tim, giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Hệ thống miễn dịch không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất, trong khi chúng liên tục bị kích hoạt bởi tác động của nỗi lo lắng, căng thẳng, sợ hãi. Tất cả những tác động tiêu cực này đều gây bất lợi cho người bệnh có tiền sử tim mạch, rối loạn nhịp tim, không kể là nhiễm COVID-19 hay chưa. Đây là lý do vì sao ở thời điểm hiện tại bạn cần nâng cao sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch.

10 điều người bệnh rối loạn nhịp tim cần biết để phòng chống COVID-19

Việc phòng lây nhiễm COVID-19 không chỉ là bạn hạn chế tối đa đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với người ngoài hay đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng thường xuyên mà còn phải ổn định nhịp tim bằng mọi cách và duy trì chúng trong khoảng an toàn (60 - 100 nhịp/phút), cũng như xử lý tốt các bệnh mắc kèm. Đó là yếu tố tiên quyết để bạn vượt qua đại dịch. 10 điều cần biết dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu:

Thứ nhất, sử dụng và dự phòng đầy đủ thuốc theo đơn

Người bệnh rối loạn nhịp tim cần dùng thuốc theo đơn kết hợp với các thực phẩm chức năng hỗ trợ giúp ổn định nhịp tim (ảnh minh hoạ)

Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ là cách tốt nhất để bảo vệ trái tim bạn và chống lại các biến chứng của dịch COVID-19 nếu lỡ mắc bệnh. Kể cả khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm, bạn cũng không nên tự ý giảm liều hay bỏ thuốc vì điều đó có thể làm nhịp tim tăng trở lại.

Do dịch bệnh có thể còn kéo dài nên việc dự trữ lượng thuốc đủ dùng trong 1 vài tháng là cần thiết. Bạn hãy kiểm tra lại tất cả các thuốc theo đơn của mình, liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc dùng đủ trong 2-3 tháng. Nếu đơn thuốc của bạn có các thuốc ngoại nhập nên xin thêm 1 - 2 tên thuốc khác với hoạt chất tương tự có thể thay thế cho thuốc đang dùng trong trường hợp bạn không mua được.

Thứ hai, giữ huyết áp và mỡ máu trong giới hạn mục tiêu

Duy trì huyết áp trong giới hạn mục tiêu sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim tốt hơn. Trong trường hợp bạn đang dùng thuốc giảm mỡ máu nhóm Statin - hãy tiếp tục dùng và chỉ ngừng khi có sự đồng ý của bác sĩ. Nhiều báo cáo cho thấy, việc sử dụng nhóm thuốc này ở người bệnh mạch vành, rối loạn lipid máu có thể giảm rủi ro tim mạch tốt hơn trong mùa dịch COVID-19.

Thứ ba, uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38.5 độ

Bất kể là bạn sốt do virus SARS-CoV-2 hay sốt do các các nguyên nhân khác đều cần uống thuốc hạ sốt (tốt nhất là Paracetamol) để hạ thân nhiệt. Vì khi sốt cao hay nhiễm khuẩn đều có thể gây rối loạn nhịp ở những người có sẵn bệnh tim mạch, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thứ tư, lắng nghe cơ thể để nhận biết sớm dấu hiệu bất thường của COVID-19

Không phải ai nhiễm COVID-19 cũng sốt, ho, khó thở bởi phụ thuộc vào sức chống đỡ cũng như tình trạng bệnh lý của người mắc. Đặc biệt ở các triệu chứng nhiễm bệnh ở người bệnh rối loạn nhịp tim, tim mạch đôi khi bị che lấp bởi các bệnh lý nền. Do đó, người bệnh cần nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm virus theo cảnh báo ở dưới đây:

Triệu chứng của người mắc COVID-19 thay đổi theo thời gian nhiễm và bệnh mắc kèm (ảnh minh hoạ)

Nếu nghi ngờ mắc SARS-CoV-2, bạn cần liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn các bước tiếp theo, không nên tự ý đi khám bệnh tại các phòng khám, bệnh viện để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Thứ năm, đeo khẩu trang ở trong nhà không được khuyến khích với người bị tim mạch

Khi bạn đi ra ngoài buộc phải đeo khẩu trang để ngăn giọt bắn, nhưng khi ở trong nhà việc đeo khẩu trang có thể làm bạn khó thở. Trừ khi bạn bị bệnh hay trong nhà có người bị cách ly tại nhà, bạn mới cần thiết phải đeo khẩu trang

Thứ sáu, nên ưu tiên khám bệnh tại nhà khi có vấn đề về sức khỏe

Trong thời điểm này, bạn hãy xin số điện thoại của bác sĩ điều trị trực tiếp để tiện trao đổi và được hướng dẫn cách xử trí khi cơ thể không được khỏe.

Hoặc bạn cũng có thể liên hệ tới các bệnh viện có dịch vụ khám bệnh tại nhà , trung tâm bác sĩ gia đình  để được khám bệnh tại nhà.

Thứ bảy, tập thể dục tại nhà để nâng cao sức khỏe

Bạn nên duy trì thói quen thường xuyên tập thể dục tại nhà bằng cách đi bộ, leo cầu thang, làm việc nhà, tập yoga… để tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Đây là một trong những giải pháp kết hợp điều trị hiệu quả, đơn giản, linh hoạt và dễ áp dụng.

Thứ tám, giảm lo lắng, căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái

Có thể nói rối loạn nhịp tim là chứng bệnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố tâm lý, cảm xúc và môi trường. Chính vì vậy giữ tâm lý thư giãn, thoải mái là một trong những yếu tố giúp ngăn chặn tình trạng tăng nhịp tim xảy ra. Bạn có thể làm điều này bằng cách hít sâu thở chậm, nghe nhạc, ngồi thiền và không nên đọc quá nhiều tin rác về dịch COVID-19. Thay vào đó bạn nên nghe nhạc, xem hài, chương trình giải trí…

Thứ chín, chỉ cập nhật các thông tin về dịch COVID-19 từ Bộ y tế

Khi đọc những thông tin không chính xác về dịch bệnh sẽ khiến bạn trở nên lo lắng, sợ hãi, hoặc phẫn nộ, dẫn tới giảm sức đề kháng, huyết áp và nhịp tim lại tăng lên, điều này không hề tốt cho tình trạng của bạn. Vì vậy, bạn chỉ nên đọc các thông tin về dịch bệnh tại trang web của Bộ Y tế.

Bạn hãy yên tâm rằng Chính phủ và ngành Y tế đang làm rất tốt để chống lại dịch COVID-19, vì vậy hãy giữ sức khỏe thật tốt, thường xuyên ở nhà để cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Dùng TPCN Ninh Tâm Vương để hỗ trợ ổn định nhịp tim

Một giải pháp hỗ trợ làm tăng hiệu quả ổn định nhịp tim được nhiều chuyên gia tim mạch khuyên dùng là thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương. Với lợi thế hỗ trợ ổn định nhịp, giảm hồi hộp, khó thở, đau tức ngực thông qua việc làm thư giãn mạch máu nên giúp người bệnh rối loạn nhịp tim dễ dàng đối phó hơn trong các tình huống căng thẳng.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Lê Giang
Ý kiến của bạn