Lý giải về vấn đề này trên Chương trình trực tuyến "Những điều cần biết khi COVID-19 chuyển từ nhóm A sang nhóm B", GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng, căn cứ dịch chuyển bệnh COVID-19 sang các bệnh truyền nhiễm nhóm B là hiện nay, cả số mắc và tử vong do COVID-19 đều giảm, tác nhân gây bệnh đã được xác định rõ.
Trong năm 2023, số ca mắc COVID-19 đã giảm 82 lần so với năm 2022; tỉ lệ tử vong trên số ca mắc là 0,02%, giảm gần 100 lần so với năm 2021; tác nhân gây bệnh là virus SARS-CoV-2 đã được xác định...
Thời gian trước, căn cứ theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, COVID-19 được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm nhóm A vì nó hội đủ các tiêu chí là bệnh đặc biệt nguy hiểm, lây lan nhanh, tỉ lệ tử vong cao và chưa rõ tác nhân gây bệnh. Nhưng hiện nay tất cả những tiêu chí này không còn phù hợp với COVID-19.
"Bệnh COVID-19 hiện nay tương đồng với các cái bệnh như là sốt rét, sốt xất huyết, bạch hầu và các cái bệnh nhóm B khác", GS.TS Phan Trọng Lân cho hay. Tất cả những tiêu chí trên là cơ sở để chuyển COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Có cần lo lắng về bệnh COVID-19 nữa hay không?
Chia sẻ về vấn đề này GS.TS Phan Trọng Lân cho rằng, khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, virus gây bệnh vẫn có thể biến đổi nên việc giám sát bệnh COVID-19 sẽ không chỉ trên ca bệnh mà sẽ tiếp tục được giám sát lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác, nhằm theo dõi các biến thể của virus.
Thay vì thời gian trước, Việt Nam sử dụng một số biện pháp hành chính với COVID-19 thì hiện tại khi COVID-19 chuyển sang nhóm B thì các biện pháp kỹ thuật cao được triển khai.
"Trong giám sát chúng ta lồng ghép với các bệnh đường hô hấp khác để giám sát trọng điểm, giám sát thường xuyên giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ với dịch. Bên cạnh đó, các hoạt động báo cáo về kiểm dịch được hạ cấp độ như các bệnh thông thường trong nhóm", GS.TS Phan Trọng Lân cho biết.
Bên cạnh đó việc triển khai tiêm vaccine thì chúng ta Triển khai chiến dịch tiêm thường xuyên như theo chuyên môn và hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới.
Với các biện pháp giám sát bệnh COVID-19 như trên, người dân có cần lo lắng về bệnh COVID-19 nữa hay không? Trả lời câu hỏi này, GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, với vấn đề dịch bệnh, ngành y tế thường xuyên cập nhật, thông tin các biện pháp phòng dịch bệnh kịp thời. "Nếu tuân thủ các hướng dẫn của ngành y tế thì người dân sẽ luôn có cách chủ động từ sớm, từ xa để phòng ngừa dịch bệnh", GS.TS Phan Trọng Lân nói.
Một mặt, ngành y tế có kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững COVID-19, vừa chuẩn bị các tình huống, kịch bản cụ thể để trong trường hợp dịch bệnh xuất hiện những biến thể mới, khi năng lực phòng chống dịch bệnh vượt quá năng lực của ngành y tế. Tất cả đều có sự chuẩn bị đầy đủ, bài bản cho từng địa phương. GS.TS Phan Trọng Lân cho biết thêm, lãnh đạo Bộ Y tế còn xây dựng kế hoạch phòng chống đại dịch trong tương lai, chi tiết từ các kịch bản, tình huống dịch đến kế hoạch phòng chống dịch, đều có sự phân công cụ thể, từ chỉ đạo điều hành, chuyên môn kỹ thuật đến hậu cần….
Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025. Tại Kế hoạch này, Bộ Y tế đề ra mục tiêu bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 để bảo vệ tối đa sức khoẻ của người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể trong giám sát dịch bệnh, trong công tác điều trị, trong quản lý, chăm sóc và hỗ trợ người mắc COVID-19, phổ biến về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh; tiếp tục theo dõi, rà soát, sửa đổi, cập nhật phù hợp với tình hình mới….