Chọn gạo lý tưởng để nấu cháo ngon cho bé.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Tinh bột cung cấp khoảng 50- 55% năng lượng cho hoạt động hàng ngày của mỗi người. Đặc biệt với trẻ ăn dặm thì tỉ lệ này có thể còn cao hơn.”
Nếu các mẹ không chú ý chọn đúng loại gạo tinh khiết thì sẽ vô tình làm hại bé.
Chúng ta thường hay gặp các loại gạo:
- Loại gạo thơm nức, trắng phau ngoài chợ
- Loại gạo quê trông không đẹp mắt mà bà gửi lên
- Loại gạo bao gói rất đẹp trong siêu thị?
Rất khó để nói là loại gạo nào an toàn, tinh khiết nếu không có tiêu chí cụ thể.
Bạn nên chọn gạo theo các tiêu chí sau đây:
- Đầu tiên là gạo cần được đóng gói cẩn thận. Vì gạo có độ ẩm và nhiều dưỡng chất nên sẽ rất dễ mốc, mối mọt. Nếu được hút chân không thì càng tốt. Vì gạo hút chân không sẽ không cần sử dụng hoá chất bảo quản mà vẫn giữ được độ tươi mới.
- Không “tham" gạo quá trắng, quá thơm. Mỗi loại gạo đều có màu trắng và hương thơm đặc trưng riêng. Các mẹ đừng nghĩ rằng gạo càng trắng càng sạch, gạo càng thơm càng giúp con ăn ngon. Thực tế là những loại gạo trắng và thơm quá so với tự nhiên có thể đã qua xử lý chất tẩy trắng, hương liệu,..
- Mỗi loại gạo chỉ nên mua lượng phù hợp. Khi nấu cháo hoặc xay bột, các mẹ thường trộn lẫn các loại gạo khác nhau (gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt,...). Mẹ nên mua gạo được đóng túi khoảng 1kg để dùng vừa đủ trong thời gian ngắn. Tránh mua số lượng lớn, nếu chưa sử dụng hết, gạo sẽ bị giảm chất lượng do để lâu ngoài không khí
- Chú ý thành phần, hàm lượng dinh dưỡng của từng loại gạo. Việc này giúp mẹ tính toán được chế độ dinh dưỡng cho các bé phù hợp. Các thông tin này được ghi chú trên bao bì hoặc được công khai.
Trong các loại gạo, có loại gạo sạch nguyên chất Niêu Vàng được đóng gói hút chân không, ghi đầy đủ thông tin về chỉ tiêu chất lượng, cách thức bảo quản. Gạo Niêu Vàng được sản xuất bởi giống lúa bản quyền của tập đoàn ThaiBinh Seed - đơn vị có lịch sử 50 năm trong nghiên cứu, chọn tạo giống. Quy trình sản xuất của gạo khép kín đảm bảo được độ sạch nguyên chất nên được nhiều mẹ tin dùng cho bé.
Bí quyết giúp mẹ chọn được loại gạo vừa sạch tinh khiết vừa phù hợp để xay bột, nấu cháo cho bé:
- Mua các loại gạo được đóng gói kỹ càng. Loại gạo được bao gói hút chân không thì càng tốt, càng giữ được độ tươi mới. Hạn chế mua gạo để trần ngoài không khí vì ít nhiều gạo sẽ bị bám bụi bẩn, giảm chất lượng.
- Chọn gạo sạch tinh khiết có nguồn gốc rõ ràng, sản xuất, phân phối bởi đơn vị uy tín.
Công thức trộn gạo nấu cháo cho bé
Dù là phương pháp ăn dặm nào (ăn dặm truyền thống, ăn dặm chỉ huy hay ăn dặm kiểu Nhật) thì gạo (tinh bột) là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của bé.
Mỗi loại gạo có 1 đặc điểm riêng, mẹ có thể tham khảo để kết hợp với tỉ lệ phù hợp
Gạo tẻ trắng: chứa nhiều tinh bột, là thành phần chủ yếu trong món cháo, bột gạo cho bé
Gạo nếp: chứa chủ yếu Gluxit cung cấp năng lượng cho bé. Gạo nếp có đặc tính kết dính cao nên mẹ thường dùng để tạo độ sánh mịn cho cháo và bột của bé
Gạo lứt: Lớp vỏ cám của gạo lứt rất giàu vitamin B1 được nhiều mẹ thêm vào cho bé. Tuy nhiên để khắc phục đặc tính khô cứng của gạo lứt, nhiều mẹ xay gạo thành bột để thêm vào cháo của bé.
Chị Huyền K. (Hoàng Mai - Hà Nội) có chia sẻ công thức trộn gạo để nấu cháo cho bé nhà mình như sau: “Mình dùng 3 loại gạo chính là gạo tẻ Niêu Vàng - gạo nếp A Sào - gạo dinh dưỡng lứt tím theo tỉ lệ 2-0,5-1. Gạo tẻ là nguyên liệu chính không thể thiếu được rồi. Gạo nếp sẽ tạo thêm độ thơm và sách khi nấu. Gạo lứt tím có nhiều vitamin nên sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng cho con. Quan trọng là 3 loại gạo này đều là đảm bảo, được sản xuất từ đơn vị uy tín nên mình tin tưởng lắm"
Xay và bảo quản bột gạo
Để tiết kiệm thời gian và công sức, mẹ có thể xay 1 lượng bột lớn trong 1 lần (cho con vừa ăn trong 0,5 - 1 tháng). Mẹ cần một máy xay đặc biệt để xay hạt khô; máy chỉ để xay nguyên liệu ướt sẽ không hoạt động hiệu quả.
Khi xay mẹ nên lưu ý về độ thô - mịn của bột sao cho phù hợp với từng giai đoạn của bé.
Các cách sau sẽ giúp mẹ bảo quản bột gạo được lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Cách bảo quản bột gạo:
Cách 1: Bảo quản bột gạo trong hộp thuỷ tinh kín khí, để nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp
Cách 2: Bảo quản trong túi hút chân không
Cách 3: Bảo quản trong ngăn đông (ngăn đá) của tủ lạnh
Cả 3 cách trên đều có thể giúp bảo quản bột gạo trong thời gian từ 3 - 5 tháng. tuỳ vào hàm lượng cám có trong gạo. Gạo càng có hàm lượng cám nhiều thì thời gian bảo quản càng ít hơn so với gạo trắng.
Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản bột gạo nấu cháo cho bé:
“Cho con bắt đầu ăn dặm mẹ có thể xay gạo thành bột sẽ dễ dàng nấu chín hơn, giúp trẻ dễ tiêu hóa. Mẹ nên bảo quản bột trong hộp hoặc lọ kín, môi trường khô, sạch, vì bột gạo rất dễ hút ẩm, dễ bị mốc. Nếu không có điều kiện bảo quản nên xay ít một là tốt nhất”.
Lưu ý về cách nấu cháo cho bé ăn ngon
- Không nên đổ nước lạnh vào nồi nước sôi khi đang ninh xương. Các protein và chất béo trong thịt và xương sẽ nhanh chóng kết tủa khi gặp nước lạnh
- Đổi vị cho bé bằng cách thay đổi nguyên liệu nấu cháo cho bé. Mẹ có thể kết hợp nấu gạo/bột gạo với các loại rau củ quả kèm thịt với tỉ lệ phù hợp.
- Nêm nếm gia vị cháo cho bé phù hợp với giai đoạn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa
- Không để quá lâu món cháo. Mẹ có thể nấu 1 lần cho bé ăn cả tuần với điều kiện bảo quản cháo (cấp đông) đúng cách.
- Lưu ý nguyên tắc vàng: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, phù hợp với từng giai đoạn của bé.