Công nghệ thông tin trong y tế phát triển vượt bậc

18-10-2017 15:58 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Hệ thống các đơn vị y tế từ trung ương đến địa phương, gồm Bộ Y tế, 63 Sở, trên 600 phòng y tế quận/huyện, với các cơ quan chuyên môn gồm có hệ dự phòng, hệ điều trị, hệ thống đào tạo và nghiên cứu, hệ thống dược và trang thiết bị y tế. Việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT y tế là rất lớn, mỗi hệ đều có các ứng dụng chuyên sâu, trong xu hướng phát triển của khoa học, kỹ thuật, không thể thiếu CNTT. Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý đơn vị sẽ giúp công tác quản lý được cải tiến, có tính khoa học, giảm giấy tờ, minh bạch, cung cấp dịch vụ y tế phục vụ người dân được tốt hơn.

Bước vào thế kỷ 21, với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, Công nghệ thông tin phát triển đã tác động sâu sắc, toàn diện đến sự phát triển của toàn xã hội. Tại Việt Nam, Đảng và chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã xác định “Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới”. Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006. Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế (Nghị quyết 36). Nhằm hướng tới xây dựng chính phủ điện tử, việc phát triển công nghệ thông tin được quan tâm, triển khai đồng bộ, toàn diện trong đó có công nghệ thông tin y tế.

TTND. PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT chủ trì buổi làm việc với các chuyên gia

Hệ thống các đơn vị y tế từ trung ương đến địa phương, gồm Bộ Y tế, 63 Sở, trên 600 phòng y tế quận/huyện, với các cơ quan chuyên môn gồm có hệ dự phòng, hệ điều trị, hệ thống đào tạo và nghiên cứu, hệ thống dược và trang thiết bị y tế. Việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT y tế là rất lớn, mỗi hệ đều có các ứng dụng chuyên sâu, trong xu hướng phát triển của khoa học, kỹ thuật, không thể thiếu CNTT. Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý đơn vị sẽ giúp công tác quản lý được cải tiến, có tính khoa học, giảm giấy tờ, minh bạch, cung cấp dịch vụ y tế phục vụ người dân được tốt hơn.

Trước nhu cầu thực tế đó, các đơn vị trong ngành y tế đã thực hiện ứng dụng CNTT cho đơn vị mình mang tính đơn lẻ, dàn trải. Công tác chỉ đạo việc ứng dụng, phát triển CNTT trong ngành y tế chưa tập trung, chưa thống nhất, nguồn lực đầu tư cho CNTT không chỉ còn thiếu mà còn chưa có sự phối hợp, nên hiệu quả chưa cao. Cơ sở pháp lý về CNTT y tế còn thiếu, các quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chuẩn CNTT y tế chưa được ban hành đầy đủ.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và yêu cầu tăng cường quản lý về CNTT y tế ngày càng cấp bách, đòi hỏi phải có một tổ chức của Bộ Y tế để giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về CNTT y tế và thống nhất chỉ đạo ứng dụng CNTT trong cả nước phát triển. Thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc thành lập đơn vị CNTT, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã quyết liệt chỉ đạo Vụ Khoa học & Đào tạo làm đầu mối xây dựng Đề án thành lập cục CNTT Bộ Y tế.

Năm 2012, Đề án thành lập Cục công nghệ thông tin chính thức được lấy ý kiến và thẩm định. Ngày 31/8/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, trong đó Cục CNTT chính thức được Chính phủ thành lập. Có thể khẳng định, Cục công nghệ thông tin được thành lập là do đòi hỏi khách quan của công tác ứng dụng và phát triển CNTT y tế và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là người đặt nền móng và khai sinh ra cục CNTT - Bộ Y tế.

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Ngày 22/10/2012 Cục CNTT Bộ Y tế chính thức đi vào hoạt động, Bộ trưởng ban hành Quyết định số 4048/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục CNTT.

Cơ cấu tổ chức của Cục gồm có 6 phòng chức năng và 3 đơn vị sự nghiệp. Các phòng chức năng gồm: Văn phòng Cục; Phòng Kế hoạch – Tài chính; Phòng Quản lý y tế điện tử I; Phòng Quản lý y tế điện tử II; Phòng Quản lý cơ sở hạ tầng thông tin; Phòng Chỉ đạo tuyến. Các đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm Ứng dụng CNTT y tế; Trung tâm Tích hợp dữ liệu; Tạp chí CNTT Y tế, với 16 công chức và 81 viên chức, người lao động. Kể từ đây đánh dấu một thời kỳ phát triển mới về CNTT trong ngành y tế với sự quản lý, chỉ đạo thống nhất của một đơn vị chuyên trách về CNTT.

Cục Công nghệ thông tin là cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Y tế, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành y tế; chỉ đạo, tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp ngành y tế trên phạm vi toàn quốc.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNTT y tế

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ Y tế, tập thể cán bộ công chức, viên chức và nhân viên của Cục CNTT đã ổn định tổ chức và khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao. Với sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của tập thể công chức, viên chức và nhân viên của Cục CNTT và sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ và các đơn vị trong ngành y tế, Cục CNTT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

1. Xây dựng văn bản về CNTT y tế

Căn cứ chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội và chính phủ và từ yêu cầu thực tiễn, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác ứng dụng và phát triển CNTT y tế, trong thời gian qua, Cục CNTT - Bộ Y tế đã chủ trì hoặc tham gia, phối hợp với các đơn vị của Bộ để tham mưu, tổ chức xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành nhiều văn bản pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn về CNTT y tế.

a) Văn bản liên quan với ứng dụng CNTT y tế: Thông tư và 12 Quyết định quy định về chuyên môn CNTT  y tế, như Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng, Quyết định số 2035/QĐ-BYT ngày 12/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục kỹ thuật về CNTT trong lĩnh vực y tế”, Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 13/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Quy định về đảm bảo an toàn thông tin y tế điện tử tại các đơn vị trong ngành y tế, Quyết định số 5641/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế Phiên bản 1.0, Quyết định số 3219/QĐ-BYT ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 6 bộ biểu mẫu báo cáo tình hình ứng dụng CNTT trong ngành y tế, Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 29/12/2016 ban hành 05 Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng về ứng dụng CNTT trong ngành y tế, Quyết định số 7713/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố tài liệu tiêu chuẩn quốc tế giao thức bản tin HL7 phiên bản tiếng Việt áp dụng vào phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực y tế (áp dụng vào phần mềm quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế), Quyết định số 3926/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế công bố tài liệu tiêu chuẩn kiến trúc tài liệu lâm sàng HL7CDA phiên bản tiếng Việt áp dụng vào phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực y tế (áp dụng vào phần mềm quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế), Quyết định số 445/QĐ-BYT ngày 5/2/2016 của Bộ trưởng BYT phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn 2016-2020 của BYT,... .

b) Các văn bản liên quan với cải cách hành chính và dịch vụ công: Quyết định số 436/QĐ-BYT ngày 7/2/2014 của Bộ Y tế ban hành kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Y tế năm 2014, Quyết định số 3723/QĐ-BYT ngày 25/9/2013 của Bộ trưởng BYT về việc Ban hành kế hoạch “Thông tin, truyền thông cải cách hành chính của BYT giai đoạn 2013 – 2015”, Quyết định số 4920/QĐ-BYT ngày 06/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế sử dụng hệ thống văn bản điện tử, Quyết định số 5231/QĐ-BYT ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế sử dụng hệ thống thư điện tử, Quyết định số 5452/QĐ-BYT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng BYT về việc Ban hành Quy định sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong văn bản điện tử của BYT.

Ứng dụng CNTT trong khâu tiếp đón người bệnh tại BVĐK tỉnh Phú Thọ

2. Ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính

a) Dịch vụ công trực tuyến: 100 % (293 TTHC) thủ tục hành chính công thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế được cung câp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế mức độ 2, Bộ Y tế có 5 dịch vụ công trực thuyến mức độ 3; 34 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (tích hợp ứng dụng chữ ký số).

b) Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử: Kết nối liên thông với Chính phủ, BHXHVN và 13 UBND tỉnh (Bắc Cạn, Bến Tre, Đắklắk, Đồng Nai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc), Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của Bộ Y tế trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

3. Ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh

a) Cơ bản hoàn thành triển khai thí điểm bệnh án điện tử ở 04 bệnh viện tuyến trung ương, 02 bệnh viện tuyến tỉnh làm cơ sở thống nhất triển khai bệnh án điện tử trong toàn quốc; Hoàn thành Thí điểm áp dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trong quản lý bệnh nhân bảo hiểm y tế tại 02 bệnh viện Nhân dân Gia Định và bệnh viện Quận 2.

b) Kết quả ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám, chữa bệnh: Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ, với sự hướng dẫn của Cục CNTT, việc ứng dụng CNTT y tế ở các đơn vị, địa phương đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Cho đến nay đã có 100% bệnh viện tuyến Trung ương, 75% bệnh viện tuyến tỉnh và 70% bệnh viện tuyến huyện đã triển khai phần mềm quản lý bệnh viện.

Điểm đạt

BV trực thuộc BYT

BV Tỉnh

BVQuận/Huyện

BV Bộ/ Ngành

BV tư nhân

Cộng

Mức 1

20

18

1

8

47

Mức 2

2

57

75

5

19

158

Mức 3

26

274

430

20

67

817

Mức 4

10

30

12

16

68

Mức 5

1

1

TS BV đã đánh giá

38

381

536

26

110

1091

c) Hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

Bệnh viện Bạch Mai (BV hạt nhân) triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa với 11 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh/thành phố (Bệnh viện Đa khoa: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào Cai, Ninh Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Xanh Pôn – Thành phố Hà Nội).

Bệnh viện Việt Đức (BV hạt nhân) triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa với 7 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh/thành phố (Bệnh viện Đa khoa: Hà Giang, Quảng Ninh,  Ninh Bình, Thái Bình, Điện Biên, Lào Cai, Bắc Giang.

4. Ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh BHYT

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Lãnh đạo Bộ Y tế đã phối hợp với Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh BHYT.

- Nhằm phục cho tin học hóa khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã có Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 8/7/2016 ban hành bộ mã danh mục dùng chung phiên bản số 4; đồng thời bổ sung: 896 thuốc vào mã thuốc tân dược, 3635 dịch vụ kỹ thuật vào danh mục dịch vụ kỹ thuật tương đương và danh mục ICD-10.

- Với sự cố gắng của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cán bộ CNTT, đã kết nối dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh với Bộ Y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội. Ngày 29/6/2016, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác phát triển BHYT giai đoạn 2016 – 2020 và Khai trương Cổng dữ liệu y tế tại địa chỉ http://congdulieuyte.vn/hPortal/ và Hệ thống thông tin Giám định BHYT.

Kết quả cụ thể đã kết nối liên thông giữa 63 Sở Y tế, 63 cơ quan Bảo hiểm xã hội, 1.356 bệnh viện các tuyến, 704 cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/huyện, 704 Trung tâm y tế huyện; 710 trung tâm y tế cơ quan xí nghiệp và 11.105 Trạm y tế xã, phường trên cả nước với nhau. Như vậy, đã có khoảng 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5. Ứng dụng CNTT trong y tế dự phòng

- Hoàn thành xây dựng hệ thống thông tin quản lý tiêm chủng, khai trương ngày 24/3/2017.

- Hệ thống quản lý bệnh truyền nhiễm: đang triển khai trên phạm vi cả nước từ ngày 01/7/2016.

VƯỢT QUA THÁCH THỨC

1. Chưa ban hành được quy định kinh phí CNTT được tính vào giá thành dịch vụ Y tế và được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định.

2. Cơ chế thuê dịch vụ hiện nay chưa rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ chuyên ngành nên việc thẩm định phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ cho các đơn vị thuộc còn gặp nhiều khó khăn.

3. Kinh phí hằng năm dành cho công tác ứng dụng CNTT ở Cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc còn hạn chế. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến ở Bộ thiếu kinh phí, khó bảo đảm thực hiện theo đúng kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt.

4. Thí điểm triển khai bệnh án điện tử về cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên để triển khai nhân rộng, có hiệu quả thì cần phải thống nhất ban hành mã bệnh nhân hoặc mã an sinh xã hội, thông tư hướng dẫn về bệnh án điện tử.

Cục CNTT trong tình hình mới

5 năm sau ngày thành lập, đến nay Cục CNTT - Bộ Y tế đã xây dựng được đội ngũ 87 công chức, viên chức và người lao động, trong đó có 4 tiến sĩ, 27 thạc sĩ, còn lại là trình độ đại học, phần lớn công chức, viên chức có kinh nghiệm công tác trong ngành y tế. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp Cục hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh các nhiệm vụ chuyên môn, Cục CNTT cũng tham gia các hoạt động khác tương đối tốt. Tập thể cán bộ, công chức và người lao động của Cục CNTT tham gia tích cực trong công tác từ thiện, hỗ trợ đồng bào các địa phương gặp thiên tai, bão lụt vượt qua khó khăn.

Phong trào học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được tập thể lãnh đạo và cán bộ, Đảng viên  của Cục quán triệt. Buổi nói chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, do Giáo sư Hoàng Chí Bảo trình bày đã mang đến cho cán bộ, công chức và người lao động Cục CNTT - Bộ Y tế một cái nhìn tổng quát, sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác – một con người với trí tuệ uyên bác và nhân cách cao cả, trọn đời vì nước, vì dân. Từ đó khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc tích cực, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện thực hiện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh, không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.

MƯỜI KẾT QUẢ TIÊU BIỂU TRONG 5 NĂM QUA VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ

1. Xây dựng và từng bước hình thành cơ sở pháp lý về công nghệ thông tin y tế, như Bộ Y tế đã ban hành Thông tư quy định hoạt động y tế trên môi trường mạng số 53/2014/TT-BYT ngày 29/12/2014; danh mục kỹ thuật về CNTT trong lĩnh vực y tế ban hành theo Quyết định số 2035/QĐ-BYT ngày 12/06/2013; quy định về thực hiện y tế từ xa; Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 1.0; các quy định của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn thông tin y tế điện tử,… và nhiều quy định khác làm cơ sở thúc đẩy phát triển y tế điện tử Việt Nam.

2. Ứng dụng Công nghệ thông tin thành công trong kết nối, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện với cơ quan giám định và thanh toán BHYT đạt trên 94%.

3. Ứng dụng CNTT trong bệnh viện có bước phát triển đột phá, gần 100% bệnh viện có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, trên 75% bệnh viện ƯDCNTT đạt mức độ 3 theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016 của Bộ Y tế.

4. Triển khai thành công và có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế, kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Một cửa ASEAN: 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền Bộ Y tế được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2; 6 dịch vụ công trực thuyến mức độ 3; 25 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (tích hợp ứng dụng chữ ký số); hoàn thành giai đoạn I việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN.

5. Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử, kết nối liên thông với Văn phòng Chính phủ, hơn 20 bộ/ngành và 56 UBND tỉnh/thành phố, công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

6. Công bố nhiều tiêu chuẩn kết nối liên thông, tài liệu tiêu chuẩn quốc tế giao thức bản tin HL7, tiêu chuẩn kiến trúc tài liệu lâm sàng HL7CDA phiên bản tiếng Việt áp dụng vào phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực y tế (áp dụng vào phần mềm quản lý bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế).

7. Hình thành hệ thống thông tin quản lý y tế dự phòng, triển khai phần mềm tiêm chủng mở rộng trên cả nước, đã có trên 6,2 triệu đối tượng tiêm chủng được quản lý.

8. Bước đầu hình thành mạng lưới Y tế từ xa: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức là bệnh viện hạt nhân đã kết nối với 18 bệnh viện vệ tinh; Sở Y tế Quảng Ninh đã kết nối bệnh viện đa khoa tỉnh với các bệnh viện tuyến huyện.

9. Bệnh án điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế được triển khai tại 7 bệnh viện trên cả nước (Bệnh viện: Y học cổ truyền Trung ương, Phụ sản Trung ương, Nhi Trung ương, Trung ương Huế, Đa khoa Hà Tĩnh, Nhi Thanh Hóa, Quận Thủ Đức).

10. Duy trì phát triển hệ thống thông tin quản lý dân số trên cả nước, triển khai ở Tổng cục Dân số và 63 tỉnh/thành phố, chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, với số liệu của trên 90 triệu dân.

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT Y TẾ ĐẾN NĂM 2020

I. Xây dựng và từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về CNTT y tế, trong đó ưu tiên xây dựng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ chế tài chính trong ứng dụng CNTT y tế

(1) Thông tư ban hành gói dịch vụ cơ bản về công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh. (2) Thông tư quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế từ xa. (3) Thông tư quy định về bệnh án điện tử. (4) Thông tư ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (5) Thông tư quy định xây dựng, thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế. (6) Thông tư hướng dẫn quản lý dịch vụ CNTT trong ngành y tế. (7) Thông tư quy định về an toàn thông tin y tế điện tử. (8) Thông tư quy định về dịch vụ công trực tuyến Bộ Y tế. (9)Thông tư quy định về hệ thống danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực y tế. (10) Thông tư quy định về liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong lĩnh vực y tế. (11). Xây dựng các văn bản về định mức kinh tế - kỹ thuật cho ứng dụng CNTT y tế. (12). Xây dựng các định mức chi trả cho hoạt động CNTT trong công tác khám, chữa bệnh và thanh quyết toán bảo hiểm y tế; chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa chi phí tin học hóa bệnh viện, hoạt động CNTT trong bệnh viện và hệ thống giám sát điện tử vào trong giá dịch vụ thanh quyết toán bảo hiểm y tế (NQ36a).

CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020

Chương trình 1: Xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai thống kê y tế điện tử để từng bước hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế.

(1) Hoàn thành CSDL các danh mục dùng chung. (2) Xây dựng hạ tầng CNTT đồng bộ, đảm bảo việc quản lý, lưu trữ, khai thác dữ liệu y tế tập trung tại Bộ Y tế. (3) Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ Bộ Y tế, Kiến trúc y tế điện tử. (4) Triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử. (5) Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin y tế điện tử

Chương trình 2: Thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử (y bạ điện tử), bệnh án điện tử và phần mềm quản lý trạm y tế xã theo tiêu chuẩn chung để bảo đảm kết nối liên thông các phần mềm này với nhau và với giám định KCB BHYT.

1. Thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử

2. Triển khai bệnh án điện tử

a) Xây dựng kế hoạch, từng bước triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên toàn quốc (NQ36a)

b) Xây dựng và duy trì kết nối hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh và giám định bảo hiểm y tế qua mạng điện tử (NQ36a).

c) Xây dựng và vận hành hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (NQ36a).

3. Xây dựng và triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã

Chương trình 3: Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến một cửa Bộ Y tế, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia  và cơ chế một cửa ASEAN nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước.

1. Xây dựng, vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến một cửa Bộ Y tế

a) Xây dựng cổng dịch vụ công trực tuyến một cửa tích hợp của Bộ Y tế kết nối liên thông với cổng dịch vụ công quốc gia.

b) Thực hiện cơ chế một cửa trực tuyến đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công của Bộ Y tế, 50% dịch vụ công được trực tuyến hóa mức độ 4.

c) Phát triển hệ thống thông tin quản lý điều hành của Bộ Y tế, liên thông được với các UBND tỉnh.

2. Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia  và cơ chế một cửa ASEAN.

Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, Cục CNTT Bộ Y tế đã tiến được những bước dài trong việc xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý về công nghệ thông tin y tế, triển khai sâu rộng hệ thống quản lý khám bệnh, chữa bệnh bằng CNTT, ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, tạo ra những thay đổi cơ bản trong ứng dụng, phát triển CNTT y tế.

Hiện nay CNTT y tế đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức khi tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên Cục CNTT phải có quyết tâm cao, nỗ lực vươn lên, có sáng tạo và có giải pháp đột phá, thực hiện một tầm nhìn Y tế điện tử quốc gia hiện đại, cập nhật, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Y tế, góp phần vào thành công của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.


TTND. PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế
Ý kiến của bạn