Ông cha ta có câu “Giầu hai con mắt, khó đôi bàn tay” để nói đến vị trí quan trọng của mắt trong 5 giác quan của cơ thể con người. Việc chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt ngày càng được người dân chú trọng quan tâm.
Cuộc sống càng hiện đại, các bệnh về mắt càng nhiều
Đây là một thực tế. Trong cuộc sống hiện đại, con người phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại cho mắt như làm việc với các thiết bị điện tử, tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng, việc sử dụng điều hòa trong những ngày nóng bức, xem tivi, điện thoại liên tục ….. là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khô mắt, mỏi mắt, đục thủy tinh thể, hay cườm khô, suy thoái hoàng điểm, viêm nhiễm ở mắt…
Theo TS Hoàng Cương, BV Mắt Trung ương, vào mùa hè, số người đến khám các bệnh về mắt gia tăng, mỗi ngày có khoảng 3000 lượt bệnh nhân đến khám bệnh. Trong đó các bệnh do tình trạng khô mắt, mỏi mắt chiếm khoảng 20%, khô mắt đi kèm với các bệnh khác chiếm khoảng 30-40%.
TS Hoàng Cương, BV Mắt Trung ương
Ngoài ra các bệnh dị ứng gây ngứa mắt, biến chứng lên mắt do hậu quả của các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng huyết áp, tiểu đường rất lớn, TS Cương cho biết. Cuộc sống càng hiện đại, các bệnh về mắt càng nhiều, đó còn là do sự thay đổi lối sống, việc sử dụng các thiết bị điện tử thời gian dài , liên tục, dẫn tới các bệnh về mắt do ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, tivi, điện thoại, thậm chí cả ánh sáng từ mặt trời cũng gây hại cho mắt. Ánh sáng xanh gây ra đục thuỷ tinh, khô mắt , tăng cận thị và cũng góp phần vào thoái hoá hoàng điểm…
Tuy nhiên để phòng các bệnh cho mắt và bảo vệ đôi mắt, người dân rất quan tâm đến các chế phẩm chăm sóc mắt như nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo…. TS Cương cho rằng, những thuốc men dùng tại chỗ như thuốc nhỏ mắt rất quan trọng đối với việc chăm sóc mắt bởi mắt có tính chất quang học, tức là một số cơ quan bộ phận trong mắt phải trong suốt và dẫn truyền được ánh sáng, thứ hai là mắt có tính chất thần kinh, các mạch máu nuôi rất phong phú, nên đòi hỏi có hàng rào bảo vệ đủ mạnh bởi khi nó mất đi, hoặc bị hao hụt thì sẽ không thể tái tạo lại.
Chính vì thế, không phải thuốc nào, dạng bào chế nào, nồng độ nào cũng dùng được trên mắt, TS Cương khẳng định. Tất cả những thuốc điều trị trên mắt phải đảm bảo tính chất đẳng trương, giống dung dịch nội mô của cơ thế. Vì thế, môi trường quang học của mắt mới đảm bảo trong suốt, dẫn ánh sáng để chúng ta nhìn được chứ không phải nhỏ thuốc nhỏ mắt vào lại làm phù đục đi. Những thuốc nhược trương khi vào mắt sẽ làm hỏng tính chất trong suốt, trơn bóng của các mô ở mắt, đặc biệt là giác mạc không những không điều trị tốt mà còn có thể gây mù loà.
Công nghệ kín hoàn toàn trong sản xuất thuốc nhỏ mắt đảm bảo độ vô trùng tuyệt đối cho thuốc mắt
Theo PGS.TS Lê Văn Truyền, Chuyên gia cao cấp dược học, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trước đây có quan niệm chưa được chuẩn, người ta cho rằng chỉ có thuốc nào tiêm trực tiếp, đưa trực tiếp vào cơ thể, mạch máu mới là vô khuẩn. Cấu trúc mắt và nhãn cầu rất phức tạp và tinh tế, niêm mạc mắt mỏng manh, dễ thương tổn và vi khuẩn dễ xâm nhập và lan truyền. Nếu đưa thuốc nhỏ mắt có vi khuẩn thì dễ bị bội nhiễm, gây các bệnh nhiễm khuẩn về mắt trong khi chúng ta đang điều trị các bệnh cho mắt.
PGS.TS Lê Văn Truyền, Chuyên gia cao cấp dược học, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế
Chuyên gia cao cấp dược học, PGS Lê Văn Truyền khẳng định, thuốc nhỏ mắt là thuốc dùng ngoài đặc biệt - yêu cầu phải đảm bảo độ vô trùng tuyệt đối, không có tạp chất như thuốc tiêm truyền. Công nghệ sản xuất thuốc nhỏ mắt trước đây có các nhược điểm về phân liều, về định lượng nồng độ; hơn nữa các công đoạn sản xuất tồn tại nhiều khâu trung gian (khâu hở) trong quá trình sản xuất như: xử lý bao bì, rót dịch, đóng nút, nắp…
- Vặn nắp vào đến mức tối đa, khi đó kim trên nắp sẽ đi xuống để tạo lỗ nhỏ giọt.
- Vặn nắp ra để tháo nắp, bóp nhẹ, nhỏ từng giọt vào mắt. Với lỗ nhỏ giọt lượng giọt ra đều, không có tình trạng ra thành dòng hoặc quá ít…
- Vặn chặt nắp sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo tính kín và độ vô trùng của sản phẩm.
PGS Lê Văn Truyền phân tích, trước đây trong quá trình sản xuất thuốc vô khuẩn hay còn gọi là thuốc vô trùng có công đoạn tiệt khuẩn cuối cùng. Có nghĩa là trong quá trình pha chế có thể không vô khuẩn nhưng công đoạn cuối cùng phải tiệt khuẩn trước khi đưa đến người bệnh. Khâu tiệt trùng cuối cùng thì hầu hết các vi khuẩn trong chế phẩm đã được tiêu diệt dưới tác dụng của nhiệt độ nhưng vi khuẩn chết nhưng xác vi khuẩn chết vẫn còn trong thuốc. Xác vi khuẩn có thể giải phóng ra nội độc tố gây tác hại cho người.
Có những bào tử vi khuẩn chịu được nhiệt độ rất cao và trong quá trình tiệt trùng nếu thuốc bị nhiễm bào tử vi khuẩn thì nó không chết mà vẫn tồn tại trong thuốc. Hoặc trong thuốc có hoạt chất và khi ta dùng nhiệt độ cao tiệt trùng để giết vi khuẩn thì đồng thời nó cũng tác động làm phân huỷ những hoạt chất đó và làm giảm hiệu lực của thuốc với người bệnh, PGS Truyền lý giải.
Gần đây có công nghệ mới là sản xuất thuốc trong điều kiện hoàn toàn vô khuẩn của Traphaco. Tức là môi trường sản xuẩt của thuốc đó hoàn toàn vô khuẩn, trong 1m3 không khí không có quá 1 con vi khuẩn, tức là môi trường sản xuất ở mức độ sạch A, tuyệt đối vô khuẩn. Thêm vào đó, hệ thống lọc đảm bảo dịch thuốc có thể loại gần như 100% các tạp chất, vi khuẩn, nấm có kích thước lớn hơn 3 micromet ra khỏi sản phẩm . Với quy trình này, thuốc được đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn.
Dây chuyền công nghệ kín hoàn toàn sản xuất thuốc nhỏ mắt, giảm tối đa sự can thiệp của con người.
So với công nghệ hở trước đây, bao bì lọ được bảo quản, vận chuyển đến nơi sản xuất trong thời hạn từ 1-2 năm, cho nên sẽ có rất nhiều nguy cơ bội nhiễm, khó bảo đảm vô trùng tuyệt đối. Công nghệ rót dịch điện tử, điều chỉnh thể tích bằng thời gian rót dịch bảo đảm độ chính xác, không bị rớt dịch để lại vết trên miệng lọ. Điểm đặc biệt nhất của hệ thống, đó là quy trình vệ sinh tự động và tiệt trùng tự động nhằm giảm tối đa sự can thiệp của con người.