Công nghệ làm đẹp được Bộ GDĐT thêm vào cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp

05-12-2022 07:47 | Thời sự
google news

SKĐS - Bộ GDĐT vừa ban hành thể lệ cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" (SV_STARTUP) lần thứ 5.

Sức khỏe là 1 trong 5 ngành có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022Sức khỏe là 1 trong 5 ngành có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022

SKĐS - Kinh doanh và quản lý, Máy tính và Công nhệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn, Sức khỏe, Khoa học xã hội và hành vi là 5 lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học cao nhất năm 2022.

Cuộc thi này nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, qua đó thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đồng thời, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển đổi số  trong các cơ sở giáo dục.

Cuộc thi cũng nhằm tạo môi trường để học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, giải pháp, dự án khởi nghiệp mang lại giá trị để giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội, giúp tìm kiếm và hỗ trợ các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.

Đối tượng tham dự là học sinh, sinh viên đang học tại các trường cao đẳng, đại học, học viện; học sinh các trường THPT và khuyến khích học sinh các trường THCS tham dự.

Công nghệ làm đẹp được Bộ GDĐT thêm vào cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp - Ảnh 2.

Sinh viên tìm kiếm cơ hội trong một ngày hội việc làm. Ảnh minh họa

Cuộc thi lần thứ 4 năm 2021 có 8 lĩnh vực gồm: Khoa học, công nghệ; Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, y tế; Dịch vụ, du lịch; Tài chính, ngân hàng; Kinh doanh tạo tác động xã hội; Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác.

Năm nay, Bộ GDĐT đưa ra 5 lĩnh vực dự thi: Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; Kinh doanh tạo tác động xã hội. Như vậy, công nghệ làm đẹp là một lĩnh vực mới được bổ sung ở cuộc thi lần này.

Các thí sinh sẽ trải qua các vòng thi cơ sở, vòng bán kết và chung kết (cuối tháng 3/2023).

Vòng cơ sở: Các cơ sở đào tạo tổ chức thi hoặc thành lập Hội đồng xét chọn dự án. Mỗi cơ sở đào tạo lựa chọn tối đa 05 dự án. Các Sở GD&DT tổ chức thi hoặc thành lập Hội đồng xét chọn dự án. Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lựa chọn tối đa 05 dự án (mỗi lĩnh vực tối đa 01 dự án). Thời gian nộp hồ sơ dự án về Bộ GD&ĐT: Từ ngày 15/01/2023 đến 12h00 ngày 05/02/2023.

Vòng Bán kết: Bộ GD&ĐT thành lập Ban Giám khảo chấm và lựa chọn tối đa 50 dự án của sinh viên (mỗi lĩnh vực không quá 10 dự án); tối đa 30 dự án của học sinh THCS, THPT (mỗi lĩnh vực không quá 6 dự án). Các dự án sau khi được lựa chọn sẽ tham gia Vòng Đào tạo để tham dự Vòng Chung kết.

Vòng thi chung kết: Thời gian tổ chức vào cuối tháng 03/2023. Các đội vượt qua Vòng Đào tạo, tham dự Vòng chung kết sẽ tham gia trưng bày các sản phẩm, ý tưởng, dự án khởi nghiệp của đội tại các gian hàng theo các chủ đề được Ban Tổ chức bố trí tại Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia lần thứ V.

19% sinh viên tốt nghiệp có việc làm không liên quan đến ngành đào tạo19% sinh viên tốt nghiệp có việc làm không liên quan đến ngành đào tạo

SKĐS - Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT), năm 2021, số sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo là 56%, số liên quan đến ngành đào tạo là 25%; 19% số sinh viên tốt nghiệp có việc làm không liên quan đến ngành đào tạo.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn