Công nghệ kỹ thuật môi trường - Ngành học tiềm năng và nhiều cơ hội

29-12-2020 14:12 | Xã hội
google news

SKĐS - Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu diễn ra ở Việt Nam chủ yếu là hệ luỵ của việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhưng chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Các biện pháp quản lý, xử lý đã được áp dụng nhưng chưa giải quyết triệt để, một trong những lý do là chưa đủ nguồn lực lao động, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí  và môi trường đang ngày diễn biến phức tạp. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnamplus)

Ô nhiễm không khí  và môi trường đang ngày diễn biến phức tạp. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnamplus)

Ô nhiễm không khí và môi trường đang ngày diễn biến phức tạp. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnamplus)

Tại một số thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số chất lượng không khí (AQI) có thời điểm vượt ngưỡng an toàn, nguy hại tới sức khoẻ người dân, nhất là bụi mịn PM2.5. Lượng chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia tăng trong khi công tác quản lý rác thải sinh hoạt hiện còn nhiều hạn chế, gây nên những tác động đối với môi trường tự nhiên như cảnh quan, ô nhiễm đất và nước ngầm, ô nhiễm không khí..., ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng cũng như có khả năng nảy sinh các xung đột tác các khu vực xung quanh cơ sở xử lý rác. Nước thải phát sinh ngày càng lớn, hầu hết chưa qua xử lý, xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Đặc biệt, dân cư sống ở những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước thải công nghiệp còn có nguy cơ cao mắc các bệnh như ung thư, đột biến gen, các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, bệnh về phổi…

Nguyên nhân của thực trạng này được cho là do tập trung phát triển kinh tế xã hội nhưng chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ môi trường là một cuộc chiến dài hơi, cần có sự đóng góp và tham gia của cả cộng đồng. Các biện pháp quản lý, xử lý môi trường được quan tâm nhiều hơn, đòi hỏi phải có một nguồn lực hiểu biết, có kiến thức chuyên môn để đưa ra các biện pháp tối ưu, hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, để hạn chế những tác động từ chất thải y tế, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường y tế; tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác triển khai. Nhận thấy sự cấp thiết của việc đào tạo nhân lực ngành, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư quy định rõ về vị trí làm việc, trong đó bao gồm: kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm soát môi trường.

Nhìn chung, CNKTMT trong ngành y tế hiện nay là một nghề có nhiều tiềm năng, cơ hội. Nhưng để đáp ứng được thực tế đó cần có chương trình đào tạo phù hợp giúp có nguồn nhân lực chất lượng làm việc tại các cơ sở y tế.

Xuất phát từ thực tiễn đó, từ năm học 2020 - 2021, Trường đại học Y tế công cộng là trường đại học công lập đầu tiên trực thuộc Bô Y tế tuyển sinh cử nhân CNKTMT với định hướng là Sức khỏe - An toàn và Môi trường.

Với định hướng mới này, Trường đại học Y tế công cộng kỳ vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng về cả số lượng và chất lượng đặc biệt là nhà tuyển dụng trong ngành y tế. Ngoài các kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực y tế, phương pháp lập kế hoạch bảo vệ môi trường trong và ngoài cơ sở y tế, lập hồ sơ xin phép xả nước thải ra môi trường, xử lý chất thải y tế... sinh viên còn được trang bị kiến thức về truyền thông nguy cơ, an toàn vệ sinh lao động, tâm sinh lý lao động và éc gô nô my (ergonomics). Đây sẽ là hành trang hết sức cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường bởi sinh viên sẽ có cơ hội cao hơn khi xin việc tại các cơ sở y tế cũng như các tổ chức, doanh nghiệp có các hoạt động bảo vệ môi trường như khu chế xuất, khu công nghiệp.


Ý kiến của bạn