Công nghệ đột phá: Biến chất thải chuối thành sợi dệt và năng lượng tái tạo

26-07-2024 11:04 | Quốc tế
google news

SKĐS - Ngày 25/7, theo Interesting Engineering, các nhà khoa học tại Đại học Northumbria cùng nhiều học giả Anh và Pakistan đã hợp tác về vấn đề giải quyết chất thải nông nghiệp từ sản xuất chuối.

Các nhà khoa học đã phát triển một công nghệ mới để chuyển đổi chất thải chuối thành sợi dệt và năng lượng tái tạo.

Dự án này tập trung "tận dụng tối đa chất thải". Chất thải chuối được xử lý để tạo ra sợi dệt, và phần chất thải còn lại từ quá trình này sẽ được sử dụng để sản xuất năng lượng tái tạo.

Công nghệ đột phá: Biến chất thải chuối thành sợi dệt và năng lượng tái tạo- Ảnh 1.

Công nghệ biến chất thải chuối thành sợi dệt và năng lượng tái tạo sẽ bắt đầu vào năm 2025.

Đây là một bước đột phá trong việc giải quyết vấn đề môi trường liên quan đến chất thải nông nghiệp, đồng thời cung cấp một nguồn nguyên liệu bền vững cho ngành dệt may.

Mục tiêu của quá trình này là cung cấp điện sạch cho 50% dân số nông thôn của Pakistan, những người hiện đang chủ yếu phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Tiến sĩ Jibran Khaliq, nhà khoa học vật liệu tại Khoa Kỹ thuật Cơ khí và Xây dựng, Đại học Northumbria, chia sẻ: "Ngành dệt may Pakistan đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, bao gồm khí thải nhà kính, ô nhiễm nguồn nước và sự xuất hiện của vi nhựa."

Dự án này được gọi là SAFER (Cải thiện khả năng tiếp cận năng lượng bền vững ở vùng nông thôn Pakistan bằng cách sử dụng thực phẩm và chất thải nông nghiệp làm nhiên liệu tái tạo), đã nhận được khoản tài trợ 300.000 Bảng Anh từ chương trình xúc tác năng lượng của Innovate UK.

Khoản tài trợ này sẽ hỗ trợ việc phát triển và ứng dụng công nghệ chuyển đổi chất thải nông nghiệp từ chuối thành sợi dệt và năng lượng tái tạo trong năm 2025.

Tiến sĩ Khaliq cho biết: "Trong năm tới, chúng tôi sẽ nỗ lực phát triển công nghệ biến rác thải thành năng lượng mới, giúp chuyển đổi rác thải nông nghiệp thành năng lượng sạch với giá cả phải chăng". Ông cũng nhấn mạnh rằng, công nghệ này không chỉ là giải pháp cho ngành dệt may mà còn giúp cộng đồng địa phương tăng độ phì nhiêu của đất và sản xuất lương thực thông qua việc tạo ra phân bón sinh học.

Với lượng chất thải chuối đóng góp khoảng 80 triệu tấn chất thải nông nghiệp mỗi năm ở Pakistan, việc chuyển đổi chất thải này thành khí tổng hợp (một loại khí nhân tạo bền vững để sản xuất điện) có thể tạo ra 57.488 triệu mét khối khí tổng hợp.

Tiến sĩ Muhammad Saghir, Giám đốc của Eco Research Ltd, cho biết: "Chúng tôi không chỉ đơn thuần tái chế phế phẩm nông nghiệp thành vải, mà còn tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành dệt may. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy công nghệ hiện đại có thể kết hợp hài hòa với các phương pháp sản xuất bền vững, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp này".

Người đàn ông phủ hồng căn nhà và tuyến đường bằng chậu cây làm từ rác tái chếNgười đàn ông phủ hồng căn nhà và tuyến đường bằng chậu cây làm từ rác tái chế

SKĐS - Con đường Mai Văn Ngọc dọc đường ray xe lửa rực sắc hồng và xanh, trở thành điểm nhấn của khu vực Phường 10, quận Phú Nhuận, TPHCM.


Xuân Minh
(Theo Interesting Engineering)
Ý kiến của bạn