Hà Nội

Công nghệ di động giúp sản phụ và trẻ sơ sinh

27-09-2014 10:34 | Y học 360
google news

SKĐS - Khi con của họ lọt lòng mẹ, các sản phụ sẽ nhận các tin nhắn hàng ngày nhằm hướng đến việc chăm sóc chu đáo cho đứa trẻ sơ sinh và sau đó là những liên lạc theo định kỳ cho đến khi đứa bé tròn 1 tuổi.

Giới chức y tế nói rằng cách tiếp cận mới mẻ này đã cung cấp công cụ giá trị trong một nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ sản phụ tử vong của Ấn Độ (viết tắt MMR). Mặc dù tỷ lệ này đã giảm 65% kể từ năm 1990, nhưng theo báo cáo mới công bố hồi đầu năm nay của Liên hiệp quốc (UN) tiết lộ rằng Ấn Độ đã tụt hậu trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của UN (MDG) là phải giảm 75% sản phụ tử vong đến năm 2015.

Dự án mMitra

Bệnh viện ở Mumbai Ấn Độ còn được biết đến dưới cái tên Bệnh viện Sion đã tung ra dự án mMitra vào tháng 12/2013 thông qua một mối quan hệ đối tác công - tư giữa bệnh viện, một tổ chức phi chính phủ gọi là ARMMAN và sáng kiến CSR của một công ty dược tên là Glenmark. Dự án này nhằm đạt được mục tiêu làm một cầu nối thông tin liên lạc và thu hẹp khoảng cách tư vấn trong việc chăm sóc sức khỏe đối với sản phụ mang thai và các bà mẹ nuôi con nhỏ. Khoảng 500 phụ nữ đã tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước khi sinh nở tại Bệnh viện Sion đã được đăng ký với dự án mMitra sẽ nhận được đều đặn các tin nhắn gửi đến hàng tuần về tình hình sức khỏe trên điện thoại di động của họ.

Các sản phụ sẽ nhận các cuộc gọi hàng tuần trong suốt thời gian mang thai của họ bằng cả tiếng Hindi hay Marathi theo cách mà họ chọn loại ngôn ngữ. Nếu họ bỏ quên một cuộc gọi, lập tức các nỗ lực khác sẽ được triển khai. Khi con của họ lọt lòng mẹ, các sản phụ sẽ nhận các tin nhắn hàng ngày nhằm hướng đến việc chăm sóc chu đáo cho đứa trẻ sơ sinh và sau đó là những liên lạc theo định kỳ cho đến khi đứa bé tròn 1 tuổi. Bệnh viện Sion dường như là sự lựa chọn lý tưởng làm bệ phóng của dự án, bởi vì nó là một trong các bệnh viện chính dành cho người nghèo của Mumbai.

Bệnh viện Sion (Mumbai) được lựa chọn là bệ phóng cho dự án mMitra, là chỗ dựa cho bệnh nhân nghèo.

Bệnh viện Sion (Mumbai) được lựa chọn là bệ phóng cho dự án mMitra, là chỗ dựa cho bệnh nhân nghèo.

Trên hãng tin Al Jazeera, BS. Aparna Hegde cho biết: “Chúng tôi muốn những thông tin ngắn nhưng tỏ tường với thời lượng dưới 90 giây. Các thông điệp giọng nói thường thân mật hơn là một cái văn bản hình thức, vì vậy, chúng tôi cần đến một phụ nữ lớn tuổi để ghi lại các thông điệp giọng nói. Giọng nói của bà sẽ truyền nguồn cảm hứng của một “người chị gái” đang tỉ tê tâm sự với người em gái mang thai”. Khi làm công tác y khoa cách đây 18 năm, bà Hegde nhận thấy rằng việc thiếu thông tin chăm sóc chính là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở sản phụ.

Tử vong trong khi sinh con

Sự cố này mà nếu gần 2 thập kỷ trước đây thường không thoát ra khỏi chuẩn mực. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng, giáo dục và hành động y tế (SNEHA), một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các khu nhà “ổ chuột” Dharavi nằm gần kề với Bệnh viện Sion thì các hiện tượng tăng huyết áp, co giật, viêm gan và bệnh sốt rét chính là những nguyên nhân gây tử vong trong số các sản phụ đô thị nghèo khó. Tại các khu vực nông thôn, nguyên nhân nhập viện trễ và xuất huyết sau khi sinh con là hai lý do chính khiến sản phụ tử vong. Hiện tượng thiếu máu cũng không phải là hiếm.

BS. Yogesh Nandanwar - người đứng đầu Khoa Sản tại Bệnh viện Sion phát biểu: “Với đà gia tăng của các gia đình hạt nhân, những sản phụ đã phải thực hiện nhiều vai trò và chăm sóc cho sức khỏe của họ”. Các bác sĩ cũng rất ít thời gian để tư vấn cho sản phụ tại Bệnh viện Sion, tại 3 cơ sở ngoại trú chăm sóc tiền sinh sản đã đón khoảng 300 sản phụ mỗi ngày và chỉ có 7 bác sĩ trực tiếp tư vấn. Nhưng một vấn đề lớn hơn là phụ nữ không được ưu tiên cho sức khỏe của họ. BS. Nandanwar nói rằng phụ nữ có thể bất cẩn về việc mang thai vì nó không phải là một căn bệnh và có thể làm chậm lại quá trình thai nghén thông qua vệ sinh cơ bản hay dùng thuốc bổ sung, từ đây đã làm gia tăng câu hỏi rằng liệu mMitra có thể đóng một vai trò tư vấn quan trọng? TS. Shailesh Kore - một phó giáo sư về sản khoa tin rằng không gì có thể thay thế tư vấn bằng một bác sĩ thật.

Lợi ích gián tiếp

Sapna Yadav (28 tuổi, đang mang thai đứa con thứ 3) đã đăng ký dùng dịch vụ tin nhắn giọng nói qua điện thoại từ dự án mMitra (điện thoại của chồng cô, một tài xế xe kéo), nghĩa là Yadav thường xuyên bỏ lỡ các cuộc gọi. Sản phụ trẻ phân trần: “Tôi nói với ông xã hãy kích hoạt số điện thoại cho tôi để tôi có thể nhận các cuộc gọi trực tiếp mà không chờ đợi chồng. Các thông điệp nhắc tôi nên ăn rau, methi (cỏ cà ri) và trứng gia cầm, tôi đã theo cách ăn này để giữ cho sức khỏe của mình và thai nhi, điều mà tôi đã không thực hiện trong suốt những lần mang thai trước”. Dự án mMitra cũng đã có những tác động gián tiếp. Nhân viên y tế của Bệnh viện Sion-Shobha Rani nói rằng nhờ các thông điệp kịp thời nên chứng buồn nôn ở sản phụ Sapna Yadav đã không còn nữa, kể từ năm 17 tuổi, cách đây 2 thập niên, cũng là cái lần mà Rani đã mang thai đứa con đầu tiên. Phát biểu trên hãng tin Al Jazeera, Rani cho biết: “Khi tôi nhìn thấy những cô gái trẻ mang thai, tôi cảm nhận như mình ở trong họ và tự nhủ phải có trách nhiệm nhiều hơn cho sức khỏe của họ”.

Đôi khi phụ nữ đã bỏ quên các cuộc gọi khi họ vào khu vực chăm sóc sinh nở của bệnh viện. Sản phụ Rita Yadav đã áp dụng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý trong suốt thời gian bà mang thai khi bà nhận được các thông điệp từ mMitra và khi hạ sinh con trai vào ngày 1/7/2014 – nhưng sau đó bà không còn nhận được bất kỳ thông điệp nào nữa do bởi đã làm mất số điện thoại để bệnh viện chuyển tải tin nhắn đến thân chủ. Sản phụ Rita Yadav rầu rĩ cho biết: “Giờ đây, tôi cần các thông điệp này hơn bao giờ hết để tìm hiểu xem liệu đứa con tôi có triệu chứng nôn mửa thì có được xem là bình thường không?”. Bà Aparna Hegde nói: “Ngày nay, tôi hạnh phúc khi nhìn thấy các sản phụ hoàn toàn không còn lo âu trong bóng tối sợ hãi và họ đủ tự tin để hưởng thụ giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của họ”.

NGUYỄN THANH HẢI (AJE, 19/9/2014)


Ý kiến của bạn