Húng quế: Loại dược thảo này có thể giúp chữa trị đầy hơi, ăn không ngon miệng, làm lành các vết đứt, vết trầy. Sử dụng lá húng quế non rất tốt cho sức khỏe.
Bạc hà: Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa hoặc đầy hơi, uống trà làm bằng loại dược thảo này sẽ làm giảm triệu chứng. Bạc hà cũng có tác dụng làm dịu cơn đau đầu.
Hành lá: Hành rất tốt cho tim mạch và hạn chế được chứng đột quỵ cùng bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, dùng hành làm gia vị mỗi ngày khi nấu các món ăn lành mạnh, ruột của bạn sẽ khỏe hơn, giảm nguy cơ bị viêm ruột, ruột kết, táo bón hay trĩ.
Cây ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm miệng, viêm họng. Ngoài ra, ăn ngải cứu còn tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tăng sự tỉnh táo và bình tĩnh. Giống như rất nhiều loại thảo dược và gia vị khác, ngải cứu có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa cũng như chống ung thư.
Ớt đỏ: Capsaicin hiện diện trong ớt trái có công dụng tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể và đẩy mạnh quá trình đốt mỡ. Hợp chất này còn có thể giảm nguy cơ viêm loét hoặc mọc ung nhọt, giúp tim khống chế các cholesterol có hại, giảm nguy cơ gây tắc nghẽn mạch máu.
Hành tím: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết. Hành tím cải thiện tình trạng của bệnh nhân tiểu đường, ngăn ngừa loãng xương đặc biệt tốt với phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.
Quế: Quế được xem là một trong những loại gia vị chữa bệnh tốt nhất với công dụng vô cùng hữu hiệu trong việc kiểm soát lượng đường huyết ở người bị bệnh tiểu đường. Quế còn có thể giúp ngăn ngừa huyết khối. Giống như nhiều loại gia vị khác, quế có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Đặc biệt quế có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn E.coli.
Cây đinh hương: Đinh hương có chứa chất chống viêm eugeno có tác dụng ức chế COX-2, một loại protein gây viêm nhiễm. Sự kết hợp các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa trong đinh hương rất có lợi cho sức khỏe, từ thúc đẩy bảo vệ không mắc bệnh tim đến giúp ngăn chặn ung thư, cũng như làm chậm tổn thương sụn và xương do viêm khớp.
Nghệ: Nghệ có tác dụng diệu kì tốt cho sức khỏe con người, nó chứa hàm lượng curcumin cao,kháng viêm,liền sẹo thần kì. Chất Curcumin trong nghệ còn giúp làm sạch gan, lọc máu, tăng cường chức năng tiêu hóa và loại bỏ độc tố. Ngoài ra, Nghệ còn kích thích túi mật sản sinh sinh nhiều mật và hoạt động tốt hơn.
Mùi tây: Không chỉ là một loại gia vị sử dụng trong nấu ăn, loại dược thảo này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cũng như có tác dụng chữa trị các chứng đầy hơi và hơi thở có mùi hôi. Tinh dầu mùi tây có thể chống lại vi khuẩn, bao gồm cả E. coli và Salmonella. Theo một nghiên cứu, lá mùi tây cung cấp nhiều chất chống ô xy hóa nhất.
Tỏi: Ăn tỏi hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 76%. Tỏi còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và tác dụng như chất chống oxy hóa. Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và đại trực tràng.
Gừng: Một số nghiên cứu đã cho thấy gừng làm giảm đau và sưng ở những người bị viêm khớp. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng chống chứng đau nửa đầu thông qua việc chẹn chất gây viêm prostaglandin. Do đó giúp ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của ung thư. Gừng hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa, thúc đẩy dịch tiêu hóa và trung hòa axit cũng như làm giảm co thắt ruột.
Thì là: Đây là gia vị có thể ngăn ngừa ung thư, theo nghiên cứu của Đại học Texas. Một số cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy hợp chất anethole có trong thì là đủ khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
Tiêu: Tiêu đen có tác dụng kích thích bộ máy tiêu hóa hoạt động ổn định, làm tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Bên cạnh đó tiêu còn giúp hỗ trợ sự hấp thu chất curcumin - 'thần dược' chống oxy hóa cho cơ thể.
Mù tạt: Mù tạt có chứa các hợp chất có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Giống như ớt tiêu, mù tạt có khả năng làm suy yếu các tế bào thần kinh của chất P, một chất truyền tín hiệu đau tới não. Bột mù tạt ngăn ngừa nấm bàn chân khi đi giày thường xuyên.