1. Đặc điểm và công dụng của hành tây
Cây hành tây có củ to hơn hành ta, hình cầu dẹt, ngoài có vẩy màu đỏ nâu, lá hình trụ rỗng, dài 25-50cm, đường kính 1-1,5cm. Cán mang hoa có thể cao tới 1m, rỗng, cụm hoa hình tán nhưng tụ thành hình cầu màu hơi hồng hay hơi trắng, quả khô, trong chứa nhiều hạt dẹt, màu đen.
Theo Đông y, hành tây có vị cay ngọt, tính bình, không độc, lợi vào 3 kinh can, tỳ và tâm; có công năng kiện tỳ vị (mạnh tiêu hóa), khư đàm (trừ đờm), giải độc, hoạt huyết, chỉ huyết (cầm máu). Chủ trị bệnh mạch vành tim, đái tháo đường, thương phong nhiều đờm, chán ăn, viêm ruột tiêu chảy, sang thương, lở loét, phụ nữ viêm âm đạo...
Hành tây có tác dụng an thần, chống mất ngủ rất tốt.
Các kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, trong hành tây có chứa loại hợp chất có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp và phóng thích insulin trong tuyến tụy, làm hạ hàm lượng đường trong máu. Thuốc chiết xuất từ hành tây có tác dụng làm hạ đường huyết đối với cả những trường hợp tăng đường huyết do alloxan và do tuyến thượng thận.
Kết quả lâm sàng còn cho thấy, hành tây có tác dụng hạ mỡ máu, tăng cường hoạt tính của men fibrinolysin, chống ngưng tập tiểu cầu, chống ung thư và hạ đường huyết. Ngoài ra, hành tây còn có tác dụng tiêu tán ứ huyết, cải thiện bệnh biến vi huyết quản, có thể chữa trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch. Thường xuyên sử dụng có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh mạch vành tim, đồng thời còn có tác dụng giảm béo.
2. Cách dùng hành tây trong phòng chữa bệnh
- Chữa mất ngủ: Hành tây lượng thích hợp, giã nát, cho vào lọ, đậy kín. Khi nằm ngủ mở nắp lọ ra, đặt cạnh mũi. Mùi hành có tác dụng an thần, chống mất ngủ rất tốt. Ngoài ra, cũng có thể chỉ cần đặt củ hành tây ở bên gối, dùng dao bổ đôi hoặc bổ hình chữ thập cho hơi hành dễ bay ra. Làm như vậy, ngoài chống mất ngủ, còn có tác dụng đuổi muỗi.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Củ hành tây 100-150g, rửa sạch, chần qua hoặc hãm qua nước sôi, vớt ra nêm gia vị cho vừa miệng. Ngày ăn 2 lần, ăn thường xuyên có thể điều chỉnh và làm giảm lượng đường trong máu.
Hành tây phòng cảm cúm mùa Đông.
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, bệnh mạch vành tim: Củ hành tây 150g, lột vỏ, cắt thành múi cau; thịt lợn nạc 50g băm nhỏ, viên tròn cùng nấu chín để ăn.
- Giảm đau đau xương khớp: Hành tây 100g, chân gà 1 đôi, gừng tươi 20g, hầm chín ăn (uống nước canh và ăn thịt gà). Để tăng cường tác dụng có thể ngâm hành tây trong cồn, tẩm cồn thuốc bôi, đắp vào nơi tổn thương.
- Phòng cảm cúm mùa đông và bệnh đường ruột trong mùa hè: Thường xuyên dùng hành tây chế biến các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.
- Chữa cảm mạo phong hàn: Củ hành tây tươi 100g, thái nhỏ, cho vào vài lát gừng tươi, nấu cùng 300ml nước, có thể thêm đường cho dễ uống.
- Chữa kiết lỵ: Hành tây 1 củ, gạo tẻ 30g; cùng nấu cháo, khi ăn hòa thêm chút đường trắng.
- Thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc : Massage da đầu với nước ép hành tây.
- Ngăn ngừa lão hóa và làm mờ tàn nhang: Chà 1 vài lát hành tây lên da.
Mời bạn xem thêm video:
Cảm lạnh: Chọn thuốc như thế nào cho đúng? | SKĐS