Hà Nội

Công cụ tiên lượng ung thư giành giải Nhà phát minh châu Âu

26-06-2019 11:32 | Quốc tế
google news

SKĐS - Nhà miễn dịch học người Pháp Jérôme Galon đoạt giải Nhà phát minh châu Âu (European Inventor Award) 2019 ở hạng mục nghiên cứu nhờ công cụ mới trong tiên lượng bệnh ung thư.

Các nhà khoa học giành giải thưởng Nhà phát minh châu Âu (European Inventor Award 2019)

Các nhà khoa học giành giải thưởng Nhà phát minh châu Âu (European Inventor Award 2019)

Giải thưởng Nhà phát minh châu Âu ở Vienna, Áo đã vinh danh những người đi tiên phong từ Áo, Pháp, Nhật Bản, Hà Lan và Tây Ban Nha. Giải thưởng năm nay vinh danh những phát minh cứu mạng, cải thiện môi trường, tăng trưởng kinh tế và viễn thông.

Công cụ tiên lượng ung thư

Nhà miễn dịch học người Pháp Jérôme Galon đoạt giải ở hạng mục nghiên cứu nhờ công cụ mới trong tiên lượng bệnh ung thư. Ông đã dẫn đầu công trình nghiên cứu 10 năm để tìm hiểu về thời gian sống sót của người bệnh ung thư. Bằng cách nghiên cứu mẫu mô của hơn 7000 bệnh nhân và kiểm tra số lượng tế bào miễn dịch xung quanh tế bào ung thư, ông tìm ra sự liên kết giữa số lượng tế bào miễn dịch này với tuổi thọ của người bệnh. Vì vậy mà trọng tâm được chuyển từ tế bào ung thư sang hệ miễn dịch của cơ thể.

Công cụ tiên lượng ung thư của nhà miễn dịch học người Pháp Jérôme Galon được ứng dụng ở 19 quốc gia

Công cụ tiên lượng ung thư của nhà miễn dịch học người Pháp Jérôme Galon được ứng dụng ở 19 quốc gia

Ông đã phát triển nên một công cụ chẩn đoán sử dụng hình ảnh digital của mẫu khối u và phần mềm tân tiến để đo phản ứng miễn dịch. Phần mềm Immunoscore® hiện nay giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ tái phát bệnh và quyết định liệu pháp điều trị phù hợp, như hóa trị và xạ trị cho bệnh nhân ở 19 quốc gia.

Không chỉ cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện và đóng góp cho tiên lượng bệnh, phát minh mang tính đột phá của Galon còn có ứng dụng rộng hơn cho việc tái kích hoạt hệ miễn dịch của bệnh nhân, có thể một ngày nào đó đóng vai trò trong vắc xin tiềm năng.

50 năm đi tiên phong trong lĩnh vực gene phân tử

Bà Margarita Salas Falgueras, người được mệnh danh là Marie Curie của thế kỷ 21 giành giải Thành tựu suốt đời nhờ 50 năm đi tiên phong trong lĩnh vực gene phân tử.


Nhà nữ khoa học người Tây Ban Nha Margarita Salas Falgueras được mệnh danh là Marie Curie của thế kỷ 21

Nhà nữ khoa học người Tây Ban Nha Margarita Salas Falgueras được mệnh danh là Marie Curie của thế kỷ 21

Bà nổi tiếng với phát hiện vật ăn vi khuẩn phi29 có thể tạo ra ADN polymerase cho phép lượng vật liệu gene nhỏ xíu được khuếch đại mà không mất đi hiệu nghiệm. Nó đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành pháp y, nghiên cứu các bệnh về gene. Nhờ phát minh này, hàng triệu euro tiền hoa hồng đã được đóng góp cho Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha.

Nhà khoa học Tây Ban Nha không chỉ giành giải Thành tựu Cống hiến suốt đời (Lifetime Achievement Award) mà còn giành cả giải Popular Prize và giành được số phiếu bầu cao nhất từ công chúng.

Mô phỏng nhím biển

Rik Breur từ Hà Lan đã tạo ra thiết bị mô phỏng nhím biển, để giảm tảo biển và sinh vật biển khác bám vào đáy tàu thuyền. Chính tảo biển và sinh vật biển bám vào đáy tàu thuyền tạo ma sát, làm nặng thuyền và chậm tốc độ thuyền, gây thiệt hại cho ngành tàu biển 20 tỷ euro nhiên liệu phát sinh mỗi năm.

Rik Breur tạo ra thiết bị chống bám đáy tàu, mô phỏng nhím biển

Sơn truyền thống thường được dùng quanh thân tàu để giảm bớt ma sát, nhưng sơn theo thời gian thải chất độc và đồng vào nước gây hại cho hệ sinh thái.

Nhím biển đã tạo cảm hứng cho người thợ lặn Breur để tạo nên một lớp bọc gồm các gai làm từ nylon để hạn chế tảo biển và các sinh vật biển bám vào thân tàu. Anh giành giải thưởng cho hạng mục doanh nghiệp vừa và nhỏ.


NV
Ý kiến của bạn