Công chứng viên phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

06-03-2014 08:39 | Thời sự
google news

Hoạt động công chứng với những tính chất rất đặc thù mà nếu có rủi ro, hơn ai hết người dân phải hứng chịu hậu quả. Bởi thế, khi một công chứng viên hành nghề đã được mua bảo hiểm thì khách hàng sẽ an tâm hơn nhiều. Vì lý do này, nhiều ý kiến cho rằng Luật Công chứng sửa đổi cần bổ sung quy định bắ

Hoạt động công chứng với những tính chất rất đặc thù mà nếu có rủi ro, hơn ai hết người dân phải hứng chịu hậu quả. Bởi thế, khi một công chứng viên hành nghề đã được mua bảo hiểm thì khách hàng sẽ an tâm hơn nhiều. Vì lý do này, nhiều ý kiến cho rằng Luật Công chứng sửa đổi  cần bổ sung quy định bắt buộc mua bảo hiểm nghề nghiệp đối với công chứng viên.

Có bảo hiểm, khách hàng và công chứng viên đều yên tâm

Theo quy định của Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng; văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.

Đây là quy định được xem là có lợi cho cả công chứng viên và người dân trong trường hợp chẳng may có rủi ro, nếu đã tham gia bảo hiểm thì khoản bồi thường cho khách hàng công chứng viên sẽ không phải “móc tiền túi” cá nhân mà việc này sẽ do bảo hiểm chi trả.

Thấy rõ những lợi ích của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên nên ngay sau khi Luật Công chứng có hiệu lực, nhiều văn phòng công chứng đã tự nguyện mua bảo hiểm. Ban đầu việc này còn khó khăn do nhiều công ty bảo hiểm không muốn bán vì còn xa lạ với hoạt động công chứng. Tuy nhiên, đến nay việc mua bảo hiểm đã trở nên phổ biến với nhiều văn phòng công chứng, tuy mức bảo hiểm ở mỗi văn phòng là khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng rủi ro trong hoạt động công chứng có thể xảy ra đối với bất kỳ công chứng viên nào, dù thuộc văn phòng công chứng hay phòng công chứng. Khi có rủi ro thì trách nhiệm của công chứng viên rất lớn, nhất là khi giá trị hợp đồng càng lớn, thiệt hại càng cao. Tuy nhiên, Luật Công chứng hiện hành qui định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp chỉ áp dụng cho công chứng viên thuộc văn phòng công chứng là không phù hợp.

Qui định này nên áp dụng cho cả công chứng viên thuộc phòng công chứng. Bởi nếu không quy định, khi có rủi ro thì việc truy cứu trách nhiệm bồi thường sẽ khó khăn. Do đó, sửa đổi Luật Công chứng nên bổ sung quy định về việc mua bảo hiểm nghề nghiệp của công chứng viên.

Theo đó, luật cũng cần quy định rõ việc mua bảo hiểm trách nhiệm cho công chứng viên là bắt buộc nhằm bảo đảm quyền lợi của người yêu cầu công chứng, đồng thời giảm bớt áp lực trách nhiệm cho tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên trong quá trình hành nghề. Luật cũng nên giao Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với loại bảo hiểm này.

Quy định rõ về trách nhiệm bồi thường

Quá trình lấy ý kiến Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng nên quy định rõ hơn về trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng và trách nhiệm bồi hoàn của công chứng viên trong trường hợp công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra thiệt hại cho người yêu cầu công chứng trong quá trình hành nghề.

Theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, việc quy định về bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng là cần thiết, nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng, tránh việc đổ lỗi, trách nhiệm cũng như tranh chấp về việc bồi thường, bồi hoàn với người yêu cầu công chứng, tạo niềm tin cho người yêu cầu công chứng vào tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên mà họ lựa chọn.

Do đó, Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng: tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên của mình gây ra trong quá trình hành nghề công chứng tại tổ chức mình; tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại có quyền yêu cầu công chứng viên gây thiệt hại hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Trường hợp công chứng viên không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình...

3. Chính phủ quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.

(Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi)

Theo  Báo Pháp luật

 

Xu hướng thời trang Oscar 2013 Xu hướng thời trang Oscar 2013

SKĐS - Thời trang thảm đỏ Oscar mang khuynh hướng thanh lịch và tinh tế. Phái nữ hãy cùng nhau chiêm ngưỡng những bộ cánh và kiểu trang điểm cùng kiểu tóc quyến rũ tuyệt vời này để học cách làm đẹp như các ngôi sao Oscar nhé.

Ngoại giao Y tế toàn cầu & Phát triển Ngoại giao Y tế toàn cầu & Phát triển

SKĐS - Ngày 5/3, tại Hà Nội diễn ra buổi thuyết trình với chủ đề “Y tế toàn cầu & Phát triển” của GS. Keizo Takemi, Thượng nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản. Nội dung của buổi thuyết trình tập trung chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong lộ trình thực hiện Bảo hiểm Y tế (BHYT) toàn dân.

Festival Ấn Độ tại Việt Nam Festival Ấn Độ tại Việt Nam

SKĐS - Festival Ấn Độ sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ 5-15/3. Đây là dịp để công chúng có thể thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc từ một trong những cái nôi của nền văn minh châu Á.

 

 

 


Ý kiến của bạn