"Công chúa An ninh" - Vũ khí bí mật hàng đầu của Google

07-10-2014 2:30 PM | Quốc tế

SKĐS - Vũ khí bí mật hàng đầu của Google là một hacker mà họ gọi là Công chúa An ninh (Princess Security).

Được trả tiền để tấn công người chủ của mình, Parisa Tabriz là một hacker (tin tặc) trong chiến tuyến nhằm chống lại những kẻ xâm nhập qua internet.

Cô là vũ khí tối mật của Google, được trả lương để bảo vệ cho thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Cô gái người Mỹ gốc Iran này cùng đội ngũ của cô có nhiệm vụ bảo vệ cho gần 1 tỷ người sử dụng trình duyệt Google Chrome, trình duyệt internet được sử dụng rộng rãi nhất hành tinh. Nhiệm vụ của cô là xâm nhập vào các tin tặc cấp thấp để loại bỏ các hacker này, bảo mật cho người sử dụng Google. Cô sẽ là người phát hiện ra các lỗ hổng an ninh mạng để khắc phục nó giúp Google.

Parisa Tabriz trong khuôn viên tòa nhà của Google trên núi Mountain View

Parisa Tabriz trong khuôn viên tòa nhà của Google trên núi Mountain View

Parisa Tabriz, năm nay 31 tuổi, là một “dị nhân” ở thung lũng Silicon (Thung lũng Silicon ở nước Mỹ- nơi đi đầu trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ vi tính và tập trung nhân tài trong lĩnh vực này). Không chỉ đại diện cho nữ giới trong lĩnh vực công nghệ bùng nổ này, cô còn là sếp của một đội ngũ nhân viên phần lớn là nam giới gồm 30 chuyên gia ở Mỹ và châu Âu.

Parisa được mệnh danh là Công chúa An ninh trong ngành bảo mật mạng của Goolge

Parisa được mệnh danh là Công chúa An ninh trong ngành bảo mật mạng của Goolge

Cảm hứng để cô đến với ngành này là thần tượng của cô, một hacker đầu tiên trên thế giới. Đó là John Draper - người có mật danh là Captain Crunch. Draper từng là một kỹ thuật viên radar của Lực lượng Không quân Mỹ vào cuối những năm 1960. Ông là người đã phát hiện ra cách nghe lén cuộc gọi điện thoại đường dài mà chỉ sử dụng một cái còi đồ chơi gói trong những chiếc hộp đựng ngũ cốc của hãng Captain Crunch. Chiếc còi này có âm lượng 2600 hertz, cùng tần số được sử dụng thời bấy giờ của mạng điện thoại lớn nhất nước Mỹ. Nhờ có cùng tần số, mà chiếc còi này có thể dùng để nghe lén các gọi quốc tế, giống như khi bạn bắt sóng radio trên một tần số MH. Ông có thể coi như hacker đầu tiên trên thế giới trong ngành viễn thông. Câu chuyện ly kỳ về John Draper đã tạo cảm hứng cho Parisa đến với ngành bảo mật thông tin, biến cô trở thành một cao thủ hacker trong cỗ máy khổng lồ Google. Cô được coi là hacker cấp cao để loại bỏ các hacker cấp thấp khác, bảo vệ an toàn cho mạng Google. 

Parisa làm việc trong khuôn viên của Google tại Mountain View

Parisa làm việc trong khuôn viên của Google tại Mountain View

Ngày nay, các hacker trên thế giới phát triển lớn hơn, khiến cho công việc an ninh mạng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tabriz phải xem xét tất cả mọi việc từ canh chừng tội phạm thông thường cho đến ngăn chặn rò rỉ chi tiết tài khoản ngân hàng cho đến các nhóm tội phạm an ninh mạng có tổ chức như Anonymous, từng rắp tâm hạ bệ toàn bộ hệ thống Gmail ở Iran.

 Ngoài cao thủ Tabriz, chính sách của Google còn kéo các cao thủ hacker về bên mình. Người khổng lồ Google trao thưởng 30 ngàn USD cho các hacker nếu họ có thể tìm ra lỗi hay rệp (bug) trên Chrome để ngăn chặn các hacker trên rơi vào tay các kẻ xấu. Cho đến nay, Google đã trao thưởng tới 1,25 triệu USD, chữa lỗi hơn 70 con rệp điện tử.

LiLy (theo Telegraph)


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ: HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN Y TẾ 63 TỈNH, THÀNH