Hà Nội

Công bố ứng viên được đề nghị xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư

28-08-2019 19:00 | Thời sự
google news

SKĐS - Hội đồng Giáo sư Nhà nước (GSNN) vừa công khai danh sách 555 ứng viên được Hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2019. Trong số này, có 105 ứng viên được đề nghị đạt chuẩn GS, 450 ứng viên được đề nghị đạt chuẩn PGS.

Theo công bố, có nhiều ngành không có ứng viên được công nhận đạt chuẩn giáo sư như ngành Giao thông Vận tải,  ngành Giáo dục học.

Ba ngành có số lượng ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn GS, PGS ít nhất là ngành, liên ngành Luyện kim, Ngôn ngữ học, Tâm lý học.

4 ngành, liên ngành có số ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn nhiều nhất là: Liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm, Vật lý, Y học và Kinh tế.

Hội đồng Giáo sư nhà nước tập huấn quy trình xét Giáo sư, Phó giáo sư năm 2019

Cụ thể, số ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019 từng ngành, liên ngành như sau:

Hội đồng Giáo sư ngành Y học: 11 GS, 37 PGS.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản: 2 GS, 6 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học: 5 GS, 8 PGS;

Hội đồng Giáo sư liên ngành Cơ khí - Động lực: 2 GS, 20 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Công nghệ Thông tin: 7 GS, 28 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Dược học: 6 GS, 9 PGS;

Hội đồng Giáo sư liên ngành Điện-Điện tử-Tự động hóa: 5 GS, 25 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Giao thông Vận tải: 19 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Giáo dục học: 12 PGS;

Hội đồng Giáo sư liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm: 10 GS, 47 PGS;

Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ: 4 GS, 18 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế: 7 GS, 35 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Luật học: 1 GS, 11 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành Luyện kim: 1 GS, 3 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Ngôn ngữ học: 4 PGS;

Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp: 3 GS, 13 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Sinh học: 9 GS, 22 PGS;

Hội đồng Giáo sư liên ngành Sử học-Khảo cổ học-Dân tộc học: 1 GS, 5 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Tâm lý học: 1 GS, 2 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Thủy lợi : 4 GS, 7 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Toán học: 8 GS, 26 PGS;

Hội đồng Giáo sư liên ngành Triết học-Xã hội học-Chính trị học: 2 GS, 6 PGS;

Hội đồng Giáo sư liên ngành Văn hóa-Nghệ thuật-Thể dục Thể thao: 1 GS, 20 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Văn học : 1 GS, 6 PGS;

Hội đồng Giáo sư ngành Vật lý: 11 GS, 35 PGS;

Hội đồng Giáo sư liên ngành Xây dựng-Kiến trúc: 3 GS, 26 PGS;

Đươc biết, đây chưa phải con số cuối cùng vì còn tiếp tục cập nhật. Năm 2019 năm đầu tiên xét giáo sư, phó giáo sư theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS); thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)  thành lập 3 đoàn kiểm tra việc xét công nhận chức danh giáo sư (GS), phó GS trên cả nước. Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành kiểm tra xuyên suốt từ Hội đồng cơ sở đến hội đồng ngành.

Cụ thể, đoàn kiểm tra có đại diện Thanh tra Bộ, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và Vụ Giáo dục Đại học. Trong lần kiểm tra này, Bộ GD&ĐT tập trung vào việc thành lập các Hội đồng cơ sở, việc xét tại các Hội đồng cơ sở theo đúng tinh thần Quyết định 37/2018 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, phó GS...

Việc kiểm tra nhằm mục đích là để việc xét chức danh GS, phó GS năm 2019 được nghiêm túc, đạt chất lượng cao nhất. Để chuẩn bị cho công tác này, Bộ GD&ĐT cũng đã có công văn gửi thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học có thành lập Hội đồng GS cơ sở năm 2019 về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, phó GS tại Hội đồng GS cơ sở.

Qua đợt kiểm tra lần này, Bộ GD&ĐT muốn rà soát các đơn vị đã thực hiện đúng quy định, cũng như công văn trước đó đề cập hay không. Bộ sẽ kiểm tra từ việc công khai hồ sơ điện tử của từng ứng viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học (nơi nhận hồ sơ của ứng viên), đến việc rà soát hồ sơ của ứng viên, thẩm định tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ...

Ngoài ra, Bộ cũng thẩm định thâm niên đào tạo, nghiên cứu khoa học của ứng viên và tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn, khả năng giao tiếp tiếng Anh của từng ứng viên đảm bảo chất lượng.

Tất cả công tác trên Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra dựa trên tinh thần kỹ lưỡng, nghiêm túc và sẽ không bỏ qua công tác nào.




M. An
Ý kiến của bạn