Hà Nội

Công bố 10 vấn đề, sự kiện nổi bật của Quốc hội năm 2023

05-01-2024 14:55 | Thời sự
google news

SKĐS - Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký Công văn công bố 10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu của Quốc hội năm 2023.

Ngày 27/12/2023, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức bình chọn 10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2023. Tham dự cuộc bình chọn có 54 lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí của Trung ương, các Tổng biên tập, Trưởng đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước. 

Tại cuộc bình chọn, các đại biểu tham dự đã bỏ phiếu thống nhất cao, lựa chọn 10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2023.

Công bố 10 vấn đề, sự kiện nổi bật của Quốc hội năm 2023- Ảnh 1.

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2024) và năm mới 2024. Báo Sức khỏe và Đời sống trân trọng giới thiệu tới bạn đọc 10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu của Quốc hội năm 2023:

1/ Tổ chức thành công 5 kỳ họp (trong đó có 3 kỳ họp bất thường)

Năm 2023, lần đầu tiên trong lịch sử 78 năm hoạt động, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức số lượng kỳ họp nhiều nhất trong một năm với 5 kỳ họp. Trong đó có 3 Kỳ họp bất thường (lần thứ 2, lần thứ 3, lần thứ 4) để xem xét, quyết định kịp thời 84 vấn đề lớn, quan trọng, kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.

Công bố 10 vấn đề, sự kiện nổi bật của Quốc hội năm 2023- Ảnh 2.

Từ đó góp phần quan trọng ổn định và phát triển đất nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tạo tiền đề thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và các năm tiếp theo. 

Như vậy, các kỳ họp "bất thường" đã trở thành "bình thường" nhằm đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của đời sống kinh tế, xã hội và nguyện vọng chính đáng của cử tri, Nhân dân cả nước.

2/ Chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Việc chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để có thêm thời gian hoàn thiện, nâng cao chất lượng, trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp gần nhất.

Với 12 triệu lượt ý kiến góp ý của cử tri và thảo luận tại 3 kỳ họp của Quốc hội, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã thảo luận qua 2 kỳ họp, song vẫn còn một số vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao. 

Vì vậy, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội quyết định chưa thông qua 2 dự thảo Luật này, bởi lẽ đây là hai luật khó, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, có tác động lớn đến nền kinh tế và đời sống của người dân, cần áp dụng quy trình đặc biệt, chưa có tiền lệ để xem xét thật thấu đáo mọi mặt. Quyết định này của Quốc hội đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của dư luận xã hội, thể hiện tinh thần cẩn trọng, có trách nhiệm của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, luôn đề cao chất lượng, hiệu quả, không chạy theo số lượng và tiến độ.

3/ Thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn thuế toàn cầu và quyết định chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư

Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (gọi tắt là thuế tối thiểu toàn cầu) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 với tỷ lệ đồng thuận rất cao. Đồng thời Quốc hội quyết định chủ trương để trong năm 2024, Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Công bố 10 vấn đề, sự kiện nổi bật của Quốc hội năm 2023- Ảnh 3.

4/ Lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV

Ngày 6/9/2023, lần đầu tiên UBTVQH phối hợp với Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất để triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV với sự tham dự của 2.400 đại biểu của khối Đảng, Nhà nước, cơ quan dân cử, hành chính - tư pháp và các tổ chức chính trị - xã hội.

5/ Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, trong phạm vi cả nước

Chính phủ và UBTVQH  đã tập trung rà soát văn bản quy phạm pháp luật ở 22 lĩnh vực trọng tâm, bao gồm pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá và các lĩnh vực khác.

6/ Hoạt động giám sát của Quốc hội được tăng cường với nhiều cải tiến, đổi mới

Hoạt động giám sát của Quốc hội được tăng cường và đổi mới, ngày càng thể hiện tính linh hoạt, nhạy bén trước những vấn đề lớn, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện rõ triết lý hoạt động của Quốc hội là để kiến tạo phát triển, được cử tri ghi nhận, đánh giá cao. Đặc biệt, Quốc hội tổ chức thành công lấy phiếu tín nhiệm một lần duy nhất trong nhiệm kỳ khóa XV đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Bộ Chính trị.

Công bố 10 vấn đề, sự kiện nổi bật của Quốc hội năm 2023- Ảnh 4.

7/ Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về KT-XH, NSNN và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia

Nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện tại, đồng thời thể chế hóa những định hướng phát triển chiến lược của đất nước trong những năm tiếp theo, Quốc hội đã kịp thời ban hành nhiều quyết sách quan trọng như: tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng; cho phép tiếp tục phân bổ hơn 100.000 tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để bổ sung thêm vốn cho nền kinh tế; thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM; thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…

8/ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 thành công vượt bậc

Năm 2023 là năm thành công nổi bật của ngoại giao nghị viện, diễn ra sôi động, tích cực, đa dạng, toàn diện và hiệu quả trên các bình diện song phương và đa phương. Điểm nhấn nổi bật nhất của năm 2023 là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức thành công hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với chủ đề "Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo".

9/ Tổ chức thành công giải Diên Hồng lần thứ nhất - năm 2023

Triển khai Đề án đổi mới công tác truyền thông của Quốc hội khóa XV được Đảng đoàn Quốc hội thông qua vào đầu năm 2023, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT-TT, Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức thành công giải báo chí đầu tiên về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ nhất - năm 2023. Mặc dù là lần tổ chức đầu tiên nhưng giải Diên Hồng đã xác lập được vị thế, uy tín trong hệ thống giải báo chí của nước ta và cộng đồng người làm báo.

10/ Lần đầu tiên tổ chức phiên họp giả định "Quốc hội và trẻ em"

Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ I - năm 2023 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội tổ chức vào tháng 9-2023 với hai chủ đề "Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng" và "Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em".

Luật Dược (sửa đổi) được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7, thông qua tại Kỳ họp thứ 8Luật Dược (sửa đổi) được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7, thông qua tại Kỳ họp thứ 8

SKĐS - UBTVQH vừa ban hành Nghị quyết về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Đáng chú ý, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, thông qua tại kỳ họp thứ 8.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn