Trăn mắt võng còn gọi là trăn gấm, trăn vua, trăn hoa, trăn vàng, trăn mắt lưới châu Á. Trăn mốc còn gọi là trăn đất, trăn cá, trăn đen, trăn hoa, trăn đá, trăn nghệ, trăn Ấn Độ. Cả hai loài đều có những khoanh hình đa giác màu vàng, nâu, trắng, xám và đen xen kẽ, không có nọc độc. Trăn sống ở ven rừng, cây bụi, sông suối, gần đầm lầy. Nhiều năm nay nghề nuôi trăn đã hình thành và phát triển ở Nam Bộ. Toàn bộ con trăn được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là nhiễm xà - gồm thịt, máu, mật, mỡ, da và xương.
Thịt trăn (nhiễm xà nhục) vị ngọt, tính ấm có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm đau nhức, tê mỏi, chữa yếu sức, kém ăn, nhức mỏi ở phụ nữ sau sinh, lở ngứa. Dùng dưới dạng ruốc ăn hàng ngày hoặc thịt trăn đã lột da bỏ ruột, mỡ, xương, thái miếng chế biến thành các món ăn dùng trong các trường hợp sau:
Chữa viêm khớp sưng đau, lở ngứa, bại liệt: Thịt trăn 400 - 500g, thái miếng, ướp gia vị, cho thịt trăn vào nướng, chín. Hoặc dùng: Thịt trăn, rễ cây hạt tiêu rửa sạch cắt đoạn, gừng, hành, dấm, gia vị, nước xâm xấp, hầm mềm. Chia ăn trong ngày.
Mỡ trăn trị bệnh hen, dùng ngoài bôi vết bỏng.
Trị đau nhức xương khớp, lở ngứa, ban chẩn dị ứng: Thịt trăn 200g - 400g băm nhỏ, cuộn lá xương sông, lá lốt, rán chín. Chấm nước chấm, gia vị. Tuần ăn 2 - 3 lần.
Chữa đau nhức chi thể, kinh giật, bại liệt, lở ngứa: Thịt trăn200g, nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, rau thơm, ăn nóng. Tuần ăn 1 - 2 lần.
Máu trăn (nhiễm xà huyết) vị mặn tanh, tính ấm, tác dụng bổ máu, chữa thiếu máu.
Mật trăn (nhiễm xà đởm) vị đắng, ngọt, tính hàn, hơi độc có tác dụng giảm đau, chống co giật , khử ứ trệ. Dùng riêng mài uống chữa sài giật trẻ em, trộn vời dầu vừng bôi chữa bệnh trĩ.
Chữa viêm lợi, sưng đau lở loét có mủ: Mật trăn 12g, hạnh nhân 20g, phèn phi 4g. Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu; giã chung với phèn phi thành khối bột mịn; trộn đều với mật trăn. Bôi hàng ngày.
Chữa thấp khớp, động kinh: Mật trăn sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 1-1,5 g với rượu hoặc nước sôi để nguội.
Chữa mẩn ngứa, mụn lở: mật trăn phèn phi, nhựa lô hội, xạ hương. Mỗi thứ 3g nghiền bột, trộn đều bôi hàng ngày.
Mỡ trăn (nhiễm xà cao) vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm săn, sát khuẩn, để sống trộn với ít muối và tỏi giã nhỏ, đựng trong lọ kín đến khi mỡ tan dùng bôi vết bỏng, nước ăn chân.
Trị hen suyễn: Mỡ trăn rán chảy như mỡ lợn, rang ăn với cơm.
Chữa tổ đỉa: Mỡ trăn 20g, phèn phi 5g, xác rắn lột (tồn tính) 5g trộn với nhau. Bôi vào vết thương.
Chữa trĩ: Mỡ trăn 20g, giấm 20g, trộn đều, phết lên giấy mỏng dán vào chỗ đau.
Da trăn (nhiễm xà bì): có tác dụng làm săn, chống loét.
Chữa lở miệng, loét mũi: Da trăn nướng ròn, mai mực, bột chu sa phi và muội nồi (lấy ở nồi đồng hay nồi đất) tất cả lượng bằng nhau, tán bột. Dùng bông tăm, tẩm thuốc bôi nhiều lần trong ngày.
Xương trăn (nhiễm xà cốt) thịt và xương trăn nấucao toàn tính có vị ngọt, tính bình, có tác dụng mạnh gân, xương, giảm đau, trừ thấp, điều trị đau lưng, đau mình, nhức xương, nhất là đau cột sống, điều trị điếc tai, kích thích ăn uống, cải thiện tình trạng sinh lý cho chị em phụ nữ, làm đẹp da, điều trị nám, tàn nhang, rất tốt cho các cụ từ 60 tuổi trở lên. Ngày uống 5-10g cao cắt mỏng, hòa với rượu hâm nóng
Chú ý: Phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng cao trăn.Nam giới đang ở độ thanh niên và trung niên không nên dùng cao trăn toàn tính vì có nguy cơ gâyliệt dương.