Hà Nội

Con húng hắng ho mẹ nghĩ đơn giản, lúc nhập viện đã suy hô hấp

02-02-2023 16:06 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Nhiều bố mẹ khi thấy con ho húng hắng chủ quan đã không cho trẻ đi khám và điều trị ngay dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mới đây nhất, các bác sĩ khoa Nhi, BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh vừa tiếp nhận trường hợp bé D.B.K, 5 tháng tuổi nhập viện với chẩn đoán viêm tiểu phế quản cấp kèm suy hô hấp độ 2.

Theo lời kể của gia đình, trước vào viện 4 ngày trẻ xuất hiện các cơn ho ngắn, có đờm, bố mẹ cho là trẻ ho bình thường nên cho uống siro, sau đó tiếng ho nặng hơn gia đình cho trẻ uống thuốc nhưng không đỡ, trẻ bắt đầu ho nhanh hơn, kèm theo khò khè nhiều, sau đó trẻ khó thở tăng về đêm, ăn uống kém. Trẻ được đưa vào khám tại BV Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, sau 12 ngày chăm sóc và điều trị tích cực tại khoa Nhi, sức khỏe trẻ tiến triển tốt và đã được ra viện.

BS. Nguyễn Thị Thu Trinh, Khoa Nhi, BV Việt Nam Thụy Điển Uông Bí ,Quảnh Ninh cho biết, vào mùa đông xuân khi thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt là thời điểm trẻ em rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì thế cha mẹ cần trọng với các bệnh đường hô hấp ở trẻ, đặc biệt là bệnh viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản ở trẻ là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính ở các phế quản nhỏ và trung bình. Đây là bệnh thường gặp và có thể để lại những hậu quả nặng nề với trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ thường do virus gây ra, đặc trưng bởi hiện tượng viêm cấp, phù nề, hoại tử các tế bào biểu mô đường dẫn khí nhỏ, tăng sản xuất chất nhầy và co thắt phế quản.

Bệnh gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (đặc biệt trẻ 3-6 tháng) với biểu hiện lâm sàng đặc trưng là ho, khò khè, thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực.

Bệnh gia tăng vào mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt, với nhiều mức độ, có thể nhẹ thoáng qua nhưng cũng có thể rất nặng, gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Cũng theo BS. Trinh, không phải trường hợp nào cũng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời như của trẻ K. Bởi vẫn có những trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, phải cấp cứu đặt nội khí quản và thời gian điều trị rất lâu.

Bs. Trinh cũng khuyến cáo, khi trẻ có các biểu hiện ho, sổ mũi, sốt, thở nhanh, khò khè, trẻ đang bú mẹ bỏ bú, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp…

Đối với trẻ sơ sinh nhỏ tuổi (< 2 tháng) và trẻ sinh non có thể xuất hiện các cơn ngưng thở tái phát, sau đó là ngưng thở và khởi phát các triệu chứng điển hình hơn và các dấu hiệu của viêm tiểu phế quản trong 24 đến 48 giờ.

Các dấu hiệu suy hô hấp bao gồm tím, rút lõm lồng ngực mạnh và thở khò khè. Thường sốt nhưng không phải lúc nào cũng có. Ban đầu trẻ không có tình trạng nhiễm độc và suy hô hấp mặc dù có thở nhanh và rút lõm lồng ngực, nhưng có thể li bì dần khi tình trạng nhiễm trùng tiến triển. Thiếu oxy máu xảy ra ở những trẻ bị bệnh nặng hơn. Trẻ nôn và ăn uống kém có thể dẫn đến tình trạng mất nước...

Khi thấy các biểu hiện trên cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Theo thống kê tại Mỹ, có gần 120.000 trẻ nhập viện/năm do bệnh viêm tiểu phế quản. Việt Nam có nhiều thống kê khác nhau, trong đó tại Bệnh viện Nhi đồng I: 6000 trẻ/ năm trong đó 45%-50% trẻ phải nhập viện). Bệnh thường mắc vào mùa đông tại miền Bắc (tháng 10, 11,12) và miền Nam vào mùa mưa (tháng 7,8).

Các căn nguyên gây bệnh phổ biến hay gặp là virus mà điển hình là RSV (Respiratory Syncitial Virus) chiếm đến 50%-70%, có khả năng lây lan rất cao, có thể thành dịch. Các nhóm nguyên nhân khác như Adenovirus, virus cúm, Mycoplasma pneumoniae, Rhino virus…

BS.Lê Thị Vân Anh - Khoa Nhi - Bệnh viện TWQĐ 108

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Con đường lây nhiễm và cách điều trịViêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Con đường lây nhiễm và cách điều trị

SKĐS - Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến. Đây là căn bệnh chỉ đứng sau viêm phổi về mặt tần suất mắc, gây ra viêm và tắc nghẽn trong lòng đường dẫn khí nhỏ, đường dẫn khí này dẫn không khí đến phế nang của hệ hô hấp.



Nhị Vũ
Ý kiến của bạn