VIDEO - Cận cảnh con đường sau khi được cải tạo từ rác tái chế.
Được biết, đây là dự án nghệ thuật công cộng của một nhóm gồm 16 nghệ sĩ với 16 tác phẩm sắp đặt từ nguyên liệu tái chế. Dự án lấy cảm hứng từ chính địa thế đặc trưng là nơi giao thoa của nhiều yếu tố văn hóa, lịch sử, từng là cửa ngõ giao thương một thời của chốn kinh kỳ, cũng từng là nơi chứng kiến những cơn lũ mỗi mùa nước lên.
Ghi nhận của phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống ngày 17/8, thời gian sau khi thực hiện xong các tác phẩm, đến nay khu vực này đã không còn tình trạng ngổn ngang rác thải, các hạng mục được thiết kế đều được người dân chăm sóc, vệ sinh cẩn thận. Nơi đây giờ đã trở thành không gian văn hóa, giải trí không thể thiếu của người dân vào mỗi buổi chiều hoặc dịp cuối tuần.
Ông Trần Quang Vinh - người dân sống gần đây cho hay, nhờ có những dự án nghệ thuật, người dân khu phố đã dần có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như bảo vệ tài sản của khu phố. Ngoài ra, về phía chính quyền cũng thường xuyên cho người tu sửa, bảo dưỡng những hạng mục hỏng hóc để các tác phẩm luôn trong tình trạng tốt nhất.
Sinh sống tại những ngôi nhà xung quanh con đường ven sông phần lớn là người lao động tại chợ Long Biên, Đồng Xuân. Do đó, khi thực hiện dự án, nhóm họa sĩ đã phải nghiên cứu kỹ lịch sử, văn hóa của cộng đồng cư dân nơi đây để có những tác phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn gần gũi với đời sống.
Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết sau khi nhận đề tài về việc biến khu bãi rác thành điểm đến nghệ thuật, nhóm nghệ sĩ đã hoàn thành, biến ý tưởng trên giấy thành sản phẩm sáng tạo trong thời gian 2 tháng.
Người dân trải thảm cỏ để đá cầu mỗi buổi chiều tại khu vực này.
Tác phẩm “Thuyền” gồm 4 chiếc thuyền buồm đã được tu sửa thành các can nhựa, ống nhựa thay vì chai nước như trước đây.
Video đang được quan tâm:
Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 16/8 | SKĐS