Bác sĩ Halbert Dunn (Mỹ) sau nhiều năm nghiên cứu về các bệnh tật, sự sống (sự tồn tại) và cái chết của con người, đã đưa ra một bản thống kê với những con số cụ thể, độ tin cậy cao. Ông đã khẳng định con người có thể sống đến 130 tuổi và hơn thế nữa!
Trong vài thế kỷ sau đó, kết luận của Dunn đã được chứng minh rõ ràng, đặc biệt các cụ bà sống lâu hơn các cụ ông.
Trong quá trình sống chúng ta luôn bị đe dọa bởi bệnh tật, một trong những nguyên nhân rút ngắn đời sống.
Theo lời khuyên của bác sĩ Dunn, chúng ta phải hành động ngay, phải vào cuộc nhanh, phải đề phòng được các bệnh truyền nhiễm, tránh sự lây lan của bệnh tật từ những người khỏe mạnh mang mầm bệnh (porteur de germes); tạo môi trường sống vệ sinh, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng các thành phần bột, béo, đạm, đường, khoáng chất, vitamin; không khí trong lành, không bị nhiễm độc, nhiễm xạ; sống lành mạnh: không nghiện rượu, thuốc lá, chất kích thích…; luyện tập cơ thể thường xuyên thành thói quen bằng các bài tập thích hợp cho từng người, từng độ tuổi…
Một điều kiện quan trọng không thể thiếu được là phải có những chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm, có tâm huyết tìm tòi nghiên cứu ra những phương cách độc đáo chữa lành các bệnh hiểm nghèo.
Ảnh minh họa
Để chiến thắng được bệnh tật, kéo dài cuộc sống con người, nhiều nhà khoa học của chúng ta đã phải mất ăn mất ngủ, hy sinh bản thân, thậm chí cả người thân của mình, làm việc không mệt mỏi để giành lấy sự sống từ bàn tay tử thần. Sau đây là một vài câu chuyện:
Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, bệnh đậu mùa đã hoành hành cướp đi hàng ngàn sinh mạng. Ngày 14/5/1796, bác sĩ Edward Jenner, được sự đồng ý của bé John Phillips, 8 tuổi, đã chích cho bé một giọt chất lỏng lấy từ vết thương của bé Sarah Nelmes đang bị bệnh đậu mùa. Nhờ đó John đã có được khả năng miễn dịch và không mắc bệnh. Sau đó, nhờ áp dụng thử nghiệm này, Jenner đã cứu được nhiều ngàn người thoát chết do bệnh đậu mùa.
Giữa thế kỷ XVI, vào năm 1531, bác sĩ André Versale (Hà Lan) đã cùng một cộng sự lang thang thâu đêm suốt sáng trong các nghĩa địa để nhặt những khúc xương người, xếp lại thành một bộ xương. Ông đã kết luận: bộ xương heo không thể giống bộ xương người. Ông đã viết một cuốn sách nhỏ về bộ xương người, nhưng bị đạo giáo thời đó tiêu hủy hết. Đến thế kỷ thứ XIX, các nhà khoa học đã hăng say nghiên cứu, tìm mọi cách chống lại bệnh tật.
Năm 1910, người ta đã tìm ra Quinine để điều trị bệnh sốt rét.
Năm 1916, Lannec René đã sáng chế ra một dụng cụ để nghe tim (ống nghe), phát hiện được các bệnh tim, viêm phổi, lao phổi…
Cùng thời kỳ đó, Louis Pasteur đã tìm ra vaccin phòng chống bệnh dại (rage). Ông đã thử nghiệm chích vaccin này cho bé Joseph, sau khi được cha mẹ bé đồng ý và bé đã được cứu sống.
Tiếp theo, Wilhelm Colred Rosentgen đã phát hiện ra tia X, chụp được hình ảnh bí ẩn các cơ quan bộ phận trong cơ thể con người, giúp chẩn đoán được nhiều bệnh hiểm nghèo
Riêng về lĩnh vực ngoại khoa và gây mê hồi sức, một bác sĩ người Anh là Lister đã tiến hành sát trùng vết mổ để phẫu thuật an toàn, phòng tránh được nhiễm trùng vết mổ.
Nhờ các thành tựu nghiên cứu khoa học và các sáng kiến được ứng dụng thành công qua nhiều thế kỷ, đặc biệt trong các chuyên khoa tim mạch, sản phụ khoa, nhi khoa, hồi sức cấp cứu… mà sự sống của con người được kéo dài thêm.
Năm 2019, cụ bà người Nhật 116 tuổi đạt kỷ lục sống lâu nhất thế giới.
Kết luận của Dunn là “con người có thể sống đến 130 tuổi và hơn thế nữa” là một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi được, nếu ta biết nhập cuộc sớm và nhanh chóng trong việc phối hợp giữa khoa học và lối sống vì con người.