Còn bao nhiêu đợt rét trong mùa đông năm nay?

15-02-2024 16:24 | Xã hội
google news

SKĐS - Cơ quan khí tượng dự báo, không khí lạnh hoạt động yếu hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, trong nửa cuối tháng 2 và tháng 3/2024 rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía Bắc.

Tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó thảm họa khí hậu, thiên taiTăng cường khả năng chống chịu, ứng phó thảm họa khí hậu, thiên tai

SKĐS -Sáng nay, ngày 20/11 Diễn đàn Thanh niên Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương với chủ đề “Nâng cao khả năng chống chịu: Lãnh đạo thanh niên truyền cảm hứng thúc đẩy sáng tạo sẵn sàng trước thảm họa” đã diễn ra tại Hà Nội.

Nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ trong ngày cao vượt giá trị lịch sử

Phân tích, đánh giá tình hình khí tượng thủy văn nổi bật trong 2 tháng qua, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong tháng 1 và đầu tháng 2/2024 đã xuất hiện nắng nóng cục bộ tại khu vực miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra, trong 2 tháng qua nhiều nơi có giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày vượt giá trị lịch sử. 

Những điểm quan trắc nhiệt độ ngày cao vượt giá trị lịch sử là Than Uyên (Lai Châu, Tuần Giáo (Điện Biên), TP Điện Biên Phủ, Mộc Châu (Sơn La), Phố Ràng (Lào Cai), Phù Liên (Hải Phòng), Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh, An Nhơn (Bình Định), Sóc Trăng, Rạch Giá (Kiên Giang), Tuy Hòa (Phú Yên), Cam Ranh (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận) Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bình Dương, Gia Lai. Nhiều nơi vượt giá trị lịch sử ghi nhận được trong gần 30 năm như Pleiku (Gia Lai) ghi nhận nhiệt độ trung bình 32 độ C ngày 11/12/2023.

Còn bao nhiêu đợt rét trong mùa đông năm nay?- Ảnh 2.

Trong nửa cuối tháng 2 và tháng 3/2024 rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía Bắc.

Theo thống kê của cơ quan khí tượng từ tháng 12/2023 đến 06/02/2024 đã có 6 đợt không khí lạnh. Điển hình là đợt gió mùa đông bắc ngày 16/12 và đợt không khí lạnh tăng cường ngày 19/12, đã gây ra một đợt rét đậm, rét hại diện rộng từ ngày 17-27/12 tại khu vực Bắc Bộ; trong đó từ ngày 21-24/12 xảy ra rét đậm, rét hại mở rộng đến khu vực Bắc Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 8 -11 độ C, vùng núi từ 4 -7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C. Tại Mẫu Sơn, ngày 22/12/2023 nhiệt độ thấp nhất đạt -2,5 độ C, đây được đánh giá là giá trị nhiệt độ thấp nhất trong cùng thời kỳ tháng 12 kể từ khi có quan trắc từ năm 2012. 

Sau đó, đợt không khí lạnh ngày 22/01 đã gây ra một đợt rét đậm, rét hại diện rộng thứ hai trong mùa Đông năm nay ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình; trong đó ở Bắc Bộ từ ngày 22-29/01 đã xảy ra rét hại diện rộng, khu vực Thanh Hóa và Nghệ An có rét hại từ ngày 23-28/01 với nhiệt độ trung bình ngày tại hầu hết các khu vực phổ biến từ 10-13 độ C, riêng một số nơi ở vùng núi Bắc Bộ nhiệt độ thấp hơn phổ biến từ 6-9 độ C; nhiệt độ thấp nhất ngày từ 8 -11 độ C, vùng núi từ 4 - 7 độ C, vùng núi cao có nơi thấp dưới 0 độ C như Mẫu Sơn -3 độ C (xuất hiện vào ngày 24/01/2024). 

Tháng 12/2023, nhiệt độ trung bình  tại khu vực Đông Bắc và ven biển Thanh Hoá, Nghệ An nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C ; khu vực Tây Bắc và Bắc Tây Nguyên cao hơn từ 1,5 - 3 độ C, các khu vực khác phổ biến cao hơn từ 1,0-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tháng 01/2024, nhiệt độ trung bình ở khu vực Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, khu vực Nam Bộ và một số nơi ở Tây Nguyên phổ biến cao hơn từ 1,0-1,5 độ C có nơi cao hơn; các khu vực khác phổ biến cao hơn từ 0,5- 1 độ C so với trung bình nhiều năm.

Cuối mùa, rét đậm rét hại chỉ xuất hiện ở vùng núi

Ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, điều kiện El Nino tiếp tục duy trì từ nay cho đến tháng 3/2024, từ tháng 4-5/2024 El Nino có xu hướng suy yếu nhanh và chuyển dần sang trạng thái trung tính. Từ tháng 3-5/2024, trên Biển Đông ít có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới. 

Dự báo, không khí lạnh hoạt động yếu hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, trong nửa cuối tháng 2 và tháng 3/2024 rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía Bắc. Ngoài ra, hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm trong thời kỳ nửa cuối tháng 2 và tháng 3/2024.

Thời kỳ này trên phạm vi cả nước có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, đặc biệt trong các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta trong thời kỳ chuyển mùa (tháng 4 và tháng 5/2024).

Hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện tại khu vực miền Đông từ nửa cuối tháng 2 và sẽ mở rộng dần sang khu vực miền Tây trong tháng 3, tháng 4 đến nửa đầu tháng 5. Tại khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tình trạng khô hạn còn tiếp diễn trong thời kỳ từ tháng 3-4/2024. Từ tháng 3-5/2024, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm.

Không khí lạnh có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển. Ngoài ra, hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá, đặc biệt trong thời kỳ chuyển mùa gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng ở các khu vực chịu tác động.

Nhận định thời tiết xa hơn, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, từ tháng 6-8/2024, dự báo ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính.  Dự báo từ tháng 7, bão/áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện trên Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc nước ta.

Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt. Mùa mưa tại Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện phù hợp với quy luật khí hậu. Tháng 6-8/2024 gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, bão/áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên Biển Đông; mưa lớn, lốc, sét và hiện tượng nắng nóng gay gắt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng.

WHO cảnh báo nguy cơ từ vi khuẩn tả tăng cao tại châu Âu do biến đổi khí hậuWHO cảnh báo nguy cơ từ vi khuẩn tả tăng cao tại châu Âu do biến đổi khí hậu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 15/11 đã cảnh báo châu Âu đang bị đe dọa bởi tình trạng lan rộng nhanh chóng vi khuẩn họ Vibrio sống trong nước, có thể gây bệnh tả, viêm cân mạc và nhiễm trùng máu, do tác động từ biến đổi khí hậu.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thực hư việc uống nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan? | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn