Một nhà máy sản xuất của hãng nước ngọt Coca-Colaở Sơn Tây (Trung Quốc) đã bị giới chức nước này yêu cầu tạm dừng hoạt động sau khi thông tin sản phẩm của hãng bị nghi chứa Clo.
Cục điều tra chất lượng thực phẩm tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) đã mở cuộc điều tra sau khi xuất hiện các báo cáo cho rằng một nhà máy sản xuất của hãng ở tỉnh này đã sử dụng nước nhiễm Clo để chế biến nước ngọt Coca-Cola.
Đồ uống nhiễm Clo vượt mức kiểm soát
![]() Nhà máy sản xuất của hãng nước ngọt Coca-Cola ở Sơn Tây (Trung Quốc). Ảnh: AFP. |
Theo công nhân làm việc tại nhà máy Coca-Cola ở Trung Quốc, một túi nước nhiễm độc đã được hòa vào các chai nước và một mẻ nước Coca-Cola trị giá 5 triệu nhân dân tệ (tương đương 795.000 USD) đã được phân phối đến các nhà bán lẻ. Những chai nước nhiễm Clo này đã vượt qua các khâu kiểm soát chất lượng của công ty và bị tung ra thị trường.
Clo là chất thường được dùng trong xử lý nước để chống vi khuẩn. Nhưng nồng độ Clo cao lại có thể gây hại cho sức khỏe con người. |
Người phát ngôn này giải thích: “Hàm lượng clo trong sản phẩm của chúng tôi vẫn trong mức an toàn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc”. Trong một thông báo gần đây nhất, Coca-Cola tuyên bố: “Các sự cố tại nhà máy ở Sơn Tây chỉ là vấn đề ở riêng khu vực đó mà thôi. Vì vậy, chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết thật nhanh chóng. Những việc như thế này chưa bao giờ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Coca-Cola trên thị trường”.
Liên tục "dính phốt"
Vào tháng 3 vừa qua, Trung tâm Khoa học vì Quyền lợi Công chúng Mỹ (CSPI) đã cảnh báo, chất tạo màu trong thành phần nước giải khát Coca-Cola và Pepsi ở California đều chứa nồng độ cao chất gây ung thư 4-methylimidazole (4-MIE) nên cần phải cấm. Chất này được sinh ra trong phản ứng hóa học giữa các chất amoniac và sulphites để tạo ra màu nâu đặc trưng của loại nước giải khát này.
![]() Coca-Colaliên tục "dính phốt" về an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Sau khi tiến hành khảo sát các loại đồ uống ở Washington, CSPI đã tìm thấy trong thành phần nước giải khát ở còn hai mẫu sản phẩm của Coca-cola có từ 142 đến 146 microgram trong mỗi lon. Riêng dòng giải khát dành cho người ăn kiêng của Coca-cola (Diet Coke) chứa từ 103 đến 113 microgram 4-MI trong mỗi lon.
CSPI khẳng định, lượng 4-MEI trong sản phẩm của Coca-Cola và Pepsi đã làm 15.000 người Mỹ bị ung thư và hàng triệu người khác phải đối diện nguy cơ này. Tuy nhiên, Hiệp hội đồ uống Mỹ (ABA) cho rằng, bằng chứng nguy cơ gây ung thứ của chất 4- methylimidazole chỉ mới được kiểm nghiệm ở chuột và chưa được các cơ quan quản lý y tế ở Mỹ, châu Âu và Canada chứng nhận. ABA còn cho rằng, để có nguy cơ ung thư cao như liều dùng ở chuột, con người cần uống 2.900 lon coca mỗi ngày trong suốt 70 năm.
Cũng như Pepsi, Coca - Cola đã tuyên bố thay đổi chất tạo màu để tránh phải dán nhãn cảnh báo ung thư. Vì theo luật ở bang California, nếu hàm lượng 4-methylimidazole trong sản phẩm vượt quá ngưỡng 29 microgram, nhà sản xuất phải ghi nhãn cảnh báo ung thư.
Thế nhưng, họa vô đơn chí, Coca-Cola đang lùng nhùng vì vướng phải bê bối vì vụ đột tử của cô Natasha Marie Harris 30 tuổi ở Invercargill, (Southland, New Zealand). Chồng của cô này là Christopher Hodgkinson cho rằng, nguyên nhân dẫn đến cái chết của vợ mình là do uống quá nhiều nước uống có gas của hãng Coca-Cola. Chính vì vậy, anh đâm đơn kiện hãng nước giải khát này từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Anh Hodgkinson nói với tòa án rằng, sức khỏe vợ mình yếu dần đi nhanh chóng từ năm 2009. Vợ anh có triệu chứng khác thường đó là nôn mửa tận 6 lần/tuần. "Vợ tôi uống ít nhất 10 lít Coca-Cola mỗi ngày. Cô ấy uống từ lúc thức dậy vào buổi sáng và cả trước khi ngủ mà cô ấy vẫn còn uống. Nếu vợ tôi không uống loại nước uống có gas đó thì cả ngày cô ấy sẽ cáu gắt, mệt mỏi, ủ rũ. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra rằng thứ nước uống đó có thể giết chết vợ tôi", anh Hodgkinson buồn bã kể lại.
Theo điều tra ban đầu của cảnh sát, nguyên nhân dẫn đến đến cái chết của cô cũng có thể là do uống quá nhiều Coca-Cola. Tuy nhiên, Natasha Marie Harris còn mắc bệnh gan. Do đó, họ chưa xác định chính xác nguyên nhân tử vong của cô.
Không dừng ở đó, ngày 6/12/2011, Cảnh sát Trung Quốc cũng cho biết, sữa có thương hiệu Coca-Cola là Pulpy Milky hương dâu bị nghi ngờ nhiễm hóa chất độc hại gây ra cái chết của 1 người và làm 3 người khác bị ốm tại Trường Xuân, Cát Lâm, Trung Quốc. Cụ thể, vào ngày 28/11/2011, một cậu bé đã bị chết và mẹ cậu bị trúng độc sau khi dùng sữa của Công ty con Minute Maid của hãng Coca-Cola ở Cát Lâm. Trong khi đó, 2 người dân khác ở Trường Xuân cũng phải nhập viện do dùng loại sản phẩm này.
Theo điều tra của cảnh sát, mẫu lấy từ loại đồ uống này có chứa chất Methomyl và thiodicarb là chất được sử dụng trong thuốc trừ sâu. Song, phía Coca-Cola vẫn khẳng định đồ uống của mình không hề chứa chất độc.
Có thể nói, những lùm xùm trên không phải là lần đầu tiên hãng nước giải khát khổng lồ Mỹ vướng vào. Tại Bắc Kinh, trong năm 2009 và 2010, 2 trường hợp cũng bị tình nghi ngộ độc do uống Sprite nhiễm thủy ngân. Điều tra sau đó cho biết, đây là 2 trường hợp bị đầu độc chứ không phải vấn đề chất lượng của nước uống này.
Theo Đất Việt