Hà Nội

Có thể truy vết nguồn gốc dịch COVID-19 từ nguồn máu hiến tặng 

20-02-2021 08:58 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Các phòng thí nghiệm và ngân hàng máu trên khắp nước Mỹ đã thu thập hàng triệu mẫu máu mỗi tháng và là cơ sở dữ liệu vững chắc để truy vết xuất xứ của đại dịch COVID-19.

Bài viết dưới đây sẽ giúp hé lộ một lĩnh vực nghiên cứu khoa học còn ít người biết.

Chương trình MASS bí mật

Tháng 3/2020, khi dịch COVID-19 khiến đóng cửa hàng loạt các thành thị lớn của Hoa Kỳ, cũng là lúc các nhà nghiên cứu lo lắng về nguồn cung máu hiến tặng. Khi COVID-19 lây nhiễm cho ai đó thì phản ứng của hệ miễn dịch đối với virus sẽ làm bật ra những chất đạm được phát hiện trong máu của họ. Cũng trong tháng 3/2020, với nguồn ngân sách của Viện Y tế quốc gia (NIH), một nhóm các nhà khoa học làm việc tại những ngân hàng máu trên khắp nước Mỹ đã nhanh chóng khởi động một chương trình nhằm khảo sát nguồn cung máu ở những khu vực nhất định mà từ đó sẽ lần ra dấu vết của lây nhiễm COVID-19.

Với ngân sách chi ra từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chương trình buổi đầu đã biến thành một nỗ lực trên toàn quốc và được biết đến dưới cái tên là Đánh giá về nghiên cứu tỷ lệ tương đồng huyết thanh SARS-CoV-2 đa tiểu bang (MASS), đã phân tích khoảng 800.000 mẫu máu hiến tặng cho đến nay. Các nhà nghiên cứu tham gia vào MASS giải thích rằng, loại nghiên cứu này còn được gọi là giám sát huyết thanh (hoặc nghiên cứu tỷ lệ huyết thanh) là một trong những giải pháp tốt nhất để truy vết sự mở rộng của đại dịch. Nó cũng đại diện cho một trong những nỗ lực lớn nhất của chính phủ liên bang Mỹ với ước tính quy mô toàn diện của virus có thể tạo ra hơn 22 triệu trường hợp lây nhiễm được xác nhận tại Mỹ. Các chuyên gia nói rằng số lượng người lây nhiễm có thể lên gấp đôi và nhiều người bị nhiễm mà không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào.

Có thể truy vết nguồn gốc dịch COVID-19 từ nguồn máu hiến tặng Tình nguyện viên hiến máu tại một sự kiện ở Bảo tàng Field tại thành phố Chicago, Mỹ (tháng 5/2020).

GS.Michael Busch, tại Đại học California, San Francisco (UCSF), chuyên nghiên cứu về máu hiến tặng và cung máu, cho biết: “Câu hỏi lớn đặt ra là có bao nhiêu người thật sự nhiễm bệnh? Các nhà nghiên cứu làm việc cho MASS đang giám sát nguồn cung máu để hiểu về tác động và sự bền bỉ của phản ứng chủng ngừa”.

Tầm quan trọng của kháng thể

Phần lớn những người bị nhiễm COVID-19 sẽ sản sinh ra các chất đạm để đánh dấu virus xâm nhập ngay cả khi chúng không biểu lộ ra các triệu chứng bệnh. Những chất đạm này gọi là kháng thể, chính là những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch cơ thể con người nhằm đáp trả sự lây nhiễm. Một khi virus biến mất, các kháng thể có thể bám trong máu suốt nhiều tháng sau khi tạo ra sự lây nhiễm, nơi chúng chỉ có thể được phát hiện bằng các xét nghiệm chẩn đoán đơn giản. Kể từ lúc bắt đầu đại dịch, các nhà khoa học đã sử dụng kháng thể nhằm cố gắng ước lượng số ca lây nhiễm COVID-19 thực sự trong cộng đồng, lập bản đồ quy mô vô hình của đại dịch. Một số nghiên cứu dạng này đã tiến hành lấy mẫu của những người được chọn lọc ngẫu nhiên.

MASS đang thực hiện cách tiếp cận thứ 2 nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều. Chương trình này được tách thành 2 nghiên cứu riêng rẽ: 1) Dựa vào máu của hàng trăm ngàn người hiến máu mỗi tháng; 2) Máu của những người hiến như một phần của chăm sóc y tế chẳng hạn như xét nghiệm cholesterol.

Có thể truy vết nguồn gốc dịch COVID-19 từ nguồn máu hiến tặng Mẫu máu của người hiến tặng được bảo quản ở Phòng thí nghiệm Nellis thuộc Căn cứ không quân Nellis (tiểu bang Nevada, Mỹ).

Mỗi tháng, hơn 100.000 mẫu máu từ các tổ chức hiến máu phi lợi nhuận trên khắp nước Mỹ đã được vận chuyển đến các phòng thí nghiệm xét nghiệm để tìm ra các kháng thể. Một tiến trình tương tự cũng diễn ra với các mẫu lâm sàng. Cho đến nay dữ liệu của MASS đã cho thấy rằng rất nhiều người nhiễm COVID-19 mà chưa từng được chẩn đoán. Số liệu được xác thực cho thấy, gần 7% số người Mỹ đã có virus Corona. Dữ liệu từ nhóm nghiên cứu đã xem xét máu từ các xét nghiệm thí nghiệm lâm sàng đến từ 50 tiểu bang, quận Columbia và Puerto Rico đã tìm thấy tỷ lệ kháng thể dương tính dao động từ mốc dưới 1% ở một số tiểu bang lên thành 23% ở New York.

Các nhà khoa học cũng cho biết, dữ liệu giám sát huyết thanh như là một phần của nghiên cứu MASS đã chỉ ra rằng 8,4% người hiến máu Mỹ được xét nghiệm trong vòng một tuần vào cuối tháng 11/2020 đã mang các kháng thể với COVID-19.

Vào đầu dịch, một số chuyên gia và bác sĩ bị cuốn hút vào nghiên cứu tỷ lệ huyết thanh đã cho rằng COVID-19 có thể ít nguy hiểm hơn và virus Corona có thể lây lan rộng rãi đến khi dân số đạt được miễn dịch. Tại hầu hết các bang, MASS đã nhận thấy rằng, chưa tới 10% người xét nghiệm đã dương tính với kháng thể COVID-19. Nhưng nếu đạt được miễn dịch trong cộng đồng mà chưa có chủng ngừa thì càng khiến nhiều người mắc bệnh hơn và số lượng tử vong vẫn gia tăng.

Theo ông Michael Busch, dữ liệu của MASS sẽ giúp theo dõi có bao nhiêu người mắc COVID-19 đã được chủng ngừa thành công. Hiện MASS đã tìm ra đủ người để thực hiện các đợt chủng ngừa quy mô lớn.


Nguyễn Thanh Hải
Ý kiến của bạn