Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi

03-11-2022 08:04 | Quốc tế
google news

Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Griffith cho rằng, thói quen ngoáy mũi có thể gây ra bệnh Alzheimer - một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi.

Cảnh báo: Bệnh Alzheimer trẻ hóa, nhiều người 30 tuổi đã lúc nhớ lúc quênCảnh báo: Bệnh Alzheimer trẻ hóa, nhiều người 30 tuổi đã lúc nhớ lúc quên

SKĐS - Theo các chuyên gia y tế, những ai hay quên liên tục từ 6 tháng trở lên, nhất là người lớn tuổi, là đối tượng cần được quan sát, chú ý thăm khám sức khỏe thần kinh định kỳ để nhận biết và điều trị sớm Alzheimer.

Ngày 29/10, nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports của các chuyên gia từ Đại học Griffith cho rằng, thói quen ngoáy mũi có thể gây nhiễm khuẩn dây thần kinh khứu giác, dẫn đến bệnh Alzheimer.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn có tên gọi Chlamydia pneumoniae (một loại vi khuẩn nguy hiểm), có thể sử dụng dây thần kinh kéo dài giữa khoang mũi và não như một con đường xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương. Sau đó, các tế bào trong não phản ứng bằng một quá trình có hại là tích tụ protein amyloid beta, một loại protein gây ra bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác.

Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi - Ảnh 2.

Các nhà khoa học cho rằng, thói quen ngoáy mũi có thể gây nhiễm khuẩn dây thần kinh khứu giác, dẫn đến bệnh Alzheimer.

“Chúng tôi là đơn vị đầu tiên chứng minh rằng Chlamydia pneumoniae có thể đi thẳng lên mũi và vào não gây ra các bệnh lý như Alzheimer. Nghiên cứu thực hiện trên chuột, chỉ ra bằng chứng cho thấy tình trạng này có thể xảy ra ở người", Giáo sư James St John (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tế bào gốc và Sinh học Thần kinh Clem Jones) chia sẻ.

Theo các chuyên gia, dây thần kinh khứu giác trong mũi tiếp xúc trực tiếp với không khí, cung cấp đường dẫn ngắn đến não, đi qua hàng rào máu não. Virus sử dụng con đường này để đánh hơi và dễ dàng xâm nhập vào não. Nhóm chuyên gia đã lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, nhằm chứng minh nguy cơ gây bệnh ở người. Giáo sư John khuyến cáo mọi người không nên ngoáy mũi hoặc nhổ lông mũi, tránh làm tổn thương bên trong mũi. Theo ông, việc gây bong tróc lớp niêm mạc có thể làm tăng số lượng vi khuẩn xâm nhập vào não.

Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi - Ảnh 3.

Bệnh Alzheimer là căn nguyên gây chứng giảm trí nhớ.

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Đây không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.

Với bệnh Alzheimer, không chỉ người bệnh mà cả người chăm sóc người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Chăm sóc người bệnh Alzheimer thường rất khó khăn và nhiều gia đình hoặc bạn bè giúp trông nom người bệnh đã phải trải qua những cảm xúc vô cùng căng thẳng.

Bệnh Alzheimer là bệnh tiến triển nặng dần và không có thuốc điều trị khỏi bệnh, mục tiêu điều trị là làm chậm quá trình tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống.

4 loại thảo mộc tốt cho trí não, ngăn ngừa suy nhược thần kinh4 loại thảo mộc tốt cho trí não, ngăn ngừa suy nhược thần kinh

SKĐS - Một số loại thảo mộc trong vườn nhà với đặc tính giàu chất chống oxy hóa và chất chống viêm rất tốt cho não bộ của bạn, giúp lưu thông máu và loại bỏ một số tác nhân có hại cho trí não.

Mất khứu giác - triệu chứng của COVID kéo dài điều trị thế nào?Mất khứu giác - triệu chứng của COVID kéo dài điều trị thế nào?

SKĐS - Mất khứu giác là một trong những triệu chứng COVID kéo dài phổ biến. GS. Zara Patel đứng đầu đội ngũ nghiên cứu đưa ra hướng dẫn về điều trị mất khứu giác đăng tải trên diễn đàn dị ứng và mũi xoang International Forum of Allergy & Rhinology. Ngoài COVID-19, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mất khứu giác.

7 Thực Phẩm Giúp Giảm Đau Xương Khớp Hiệu Quả


L.Vũ
th
Ý kiến của bạn