Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (Vĩnh Tuy 2) được khởi công xây dựng vào ngày 9/1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Sau hơn 2 năm thi công, cây cầu đang tiến gần hơn tới ngày hợp long những đốt cầu cuối cùng.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, dự án dự kiến sẽ hợp long các nhịp chính trước ngày 30/6 nhưng các đơn vị vẫn đang phấn đấu để hợp long đốt cuối trước ngày 30/5 và tổ chức thông xe vào đúng ngày 2/9.
Được biết, cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ có tổng chiều dài tuyến (bao gồm cầu và đường dẫn) khoảng 3.473m; gồm 61 nhịp (8 nhịp liên tục dầm hộp đúc hẫng cân bằng vượt dòng chủ; 44 nhịp Super T vượt bãi sông phía Bắc; 3 nhịp dầm hộp đúc hẫng cân bằng vượt đê Tả Hồng; 6 nhịp dầm hộp bản rỗng đúc trên đà giáo).
Đến thời điểm hiện tại, những số liệu cho thấy cây cầu hoàn toàn có thể về đích trước dự kiến khi các đơn vị thi công đã hoàn thành 562/562 cọc khoan nhồi, 61/61 bệ thân trụ. Đối với phần cầu dẫn cũng đã xong toàn bộ kết cấu phần trên được 2.168md/2.168md. Trong khi đó phần cầu chính cũng đã hoàn thành toàn bộ các đột K0 và đang thi công đúc hẫng cân bằng các khối Ki.
Một số hình ảnh cầu tại cầu Vĩnh Tuy 2 khi thời điểm hợp long đang tới gần:
Dự án cầu Vĩnh Tuy – Giai đoạn 2 theo quy hoạch nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của thành phố Hà Nội; tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố.
Đồng thời, việc hoàn thành cây cầu cũng được mong muốn sẽ giúp cải thiện điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối hai bờ sông Hồng; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội các quận: Hai Bà Trưng, Long Biên nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung; tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch.
“Hợp long” là cụm từ chỉ dùng cho loại cầu sử dụng công nghệ đúc hẫng. Với công nghệ này, trụ cầu được xây dựng trước. Sau đó làm đà giáo mắc vào thân trụ, cân bằng nhau về hai phía. Đổ bê tông trên đà giáo này. Sau khi khối bê tông này khô, mắc đà giáo từ chính khối bê tông này để đổ tiếp về cả 2 phía, dần dần cho đến khi khối bê tông của các trụ nối liền nhau.
Riêng nhịp giữa, sau khi đổ tới mức gần chạm vào nhau (thường cách khoảng vài mét), người ta sẽ thi công đốt cuối cùng để nối liền cầu. Việc này gọi là hợp long. Đốt nối đó gọi là đốt hợp long.
Xem thêm video được quan tâm:
Dịp Lễ 30/4 - 1/5/2023 Lăng Bác Có Mở Cửa Không? | SKĐS