Thực chất, cơ thể có khả năng thải độc
Chúng ta thường quên rằng cơ thể có khả năng tự thải độc, cũng giống như một vệ sĩ bảo vệ ta trước sự ô nhiễm của môi trường, thực phẩm bẩn, nguồn nước ô nhiễm… Không chỉ gan, vốn có thể nhiệm vụ lọc và đào thải độc tố mà cả các tế bào cũng chia sẻ “trọng trách” này. Thế nên có những lúc Gan “mệt nhoài”, khiến lượng độc tố bị tích tụ ngày càng nhiều, thì tế bào cũng “kêu cứu”. Từ lâu, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm ra cách thải độc cho cơ thể triệt để nhất. Trong đó, các nhà khoa học Thuỵ Sĩ đã chọn hướng tiếp cận là thải độc tế bào, với niềm tin đây là phương pháp khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp detox đơn thuần khác như: thải độc gan đơn thuần, detox bằng nước hoa quả, detox bằng nhịn ăn…
Ở nước ta, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng có cùng niềm tin này nhưng còn đề xuất rằng phải kết hợp ba yếu tố ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên và áp dụng phương pháp thải độc kép để đạt hiệu quả cao nhất. Thải độc kép là cơ chế bao gồm thải độc tại gan và thải độc tại tế bào.
Thải độc kép hoạt động như thế nào?
Thải độc tại gan:
Khi các độc tố xâm nhập, gan đào thải chúng ra ngoài. Nếu gan “làm không xuể” do lượng độc nạp vào khá nhiều hoặc do đuối sức, cơ thể chúng ta sẽ bị nhiễm độc. Vì vậy, thải độc gan là phải tăng cường chức năng thải độc, làm sạch máu của gan bằng cách tăng hoạt tính của enzyme thải độc và nồng độ của các chất liên hợp như glutathione, methionin, sulfat, acid glucoronic.
Thải độc tại tế bào:
Khi gan làm việc “quá tải”, các độc tố có thể lưu thông thẳng vào máu mà tích tụ trong tế bào, mô xương, mô mỡ… về lâu dài sẽ gây nên nhiều hậu quả cho sức khoẻ. Trong mỗi tế bào có một phân tử nhỏ bé glutathione (GSH) – giúp chống độc và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. GSH tập trung trong tế bào với nồng độ cao, làm sạch tế bào bằng cách dọn sạch các gốc tự do (thủ phạm làm tổn thương DNA của tế bào, gây đột biến, dẫn đến ung thư), đưa độc tố ra khỏi màng tế bào, đi vào máu rồi đến gan để gan đào thải ra ngoài. Thế nhưng khả năng tuyệt vời này của tế bào lại chỉ vận hành với 40% năng suất, như vậy muốn thải độc tế bào thì phải tăng chỉ số này lên.
Bài toán này đã được Giáo sư Paul Talalay - trường Đại học Y Johns Hopkins đưa ra lời giải sau gần 20 năm nghiên cứu.
Ông đã khám phá ra tác dụng thải độc không ngờ của hoạt chất sulforaphane (BroccoRaphanin) trong hạt bông cải xanh với khả năng kích hoạt 200 gen bảo vệ tế bào, giúp tăng công suất thải độc lên 240%, kích thích cơ thể tự sản sinh glutathione làm sạch gốc tự do bên trong tế bào.
Phương pháp “Thải độc kép” thực chất được hiểu một cách đơn giản. Với cơ chế thải độc “hai lớp” đồng thời cho cả gan và tế bào, từ đó không chỉ đào thải toàn bộ độc tố mà còn kích thích cơ chế tự bảo vệ của tế bào. Ở nước ta, những người theo đuổi phương pháp này thường sử dụng sản phẩm có nguyên liệu chuyển giao từ nghiên cứu của vị giáo sư lừng danh Paul Talalay, vì hiệu quả nhìn thấy được “truyền miệng” từ nhiều người
Tuy an toàn, có cơ sở khoa học hơn cácphương pháp khác nhưng “thải độc kép” không hẳn là dễ chịu. Nhiều người có cảm giác mệt mỏi nhẹ, biểu hiện thải độc qua đường tiêu hóa, nổi mụn... trong những ngày đầu sử dụng. Có lẽ đây là một trong những yếu điểm của các phương pháp thải độc hiệu quả, vì để làm sạch được cơ thể, người dùng thường đối mặt với một trong các triệu chứng này trong tuần đầu sử dụng, trước khi có một cơ thể khỏe mạnh, nhẹ nhõm và căng tràn sức sống.
Thải độc gần như là điều bắt buộc cho những người đã bắt đầu bước sang tuổi 30. Hãy chọn đúng phương pháp khoa học, an toàn và kết hợp cùng lối sống điều độ cân bằng để duy trì được sức đề kháng và sự tươi trẻ cho bản thân.
TRÚC ĐAN