Hà Nội

Cơ sở y tế tư nhân không được lợi dụng dịch bệnh để tăng giá xét nghiệm COVID-19

11-03-2022 09:00 | Y tế

SKĐS - Trong văn bản mới nhất, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế không được thu thêm của người bệnh hoặc yêu cầu người bệnh tự chi trả các chi phí liên quan đến thực hiện xét nghiệm; Cơ sở y tế tư nhân không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19...

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các cơ sở y tế thuộc Bộ, Y tế các bộ, ngành và các cơ sở y tế tư nhân về việc thực hiện giá xét nghiệm SARS-CoV-2.

Nóng: Bộ Y tế ban hành mức thanh toán tối đa giá dịch vụ xét nghiệm mới nhất Nóng: Bộ Y tế ban hành mức thanh toán tối đa giá dịch vụ xét nghiệm mới nhất

SKĐS - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư quy định giá xét nghiệm SARS-CoV-2. Theo Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 21/2 này, mức giá trần mới sẽ giảm cao nhất khoảng 30% so với giá hiện hành.

Theo Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác xét nghiệm COVID-19, văn bản hướng dẫn việc thực hiện xét nghiệm COVID-19. Về giá dịch vụ xét nghiệm, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-BYT quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, có hiệu lực từ ngày 21/02/2022 (Thông tư này thay thế Thông tư 16/2021/TT-BYT ngày 8/11/2021của Bộ Y tế). Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện các công việc, cụ thể:

Cơ sở y tế tư nhân không được lợi dụng dịch bệnh để tăng giá xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 2.

Cơ sở y tế không được thu thêm của người bệnh hoặc yêu cầu người bệnh tự chi trả các chi phí liên quan đến việc thực hiện xét nghiệm COVID-19 (ví dụ tự mua test xét nghiệm nhanh). Ảnh minh hoạ

Nghiêm túc thực hiện việc xét nghiệm theo các chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế bảo đảm khoa học, thiết thực, phù hợp với tình hình dịch bệnh, tránh lạm dụng, lãng phí.

Đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền của địa phương quy định mức giá trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế áp dụng với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc các tỉnh, thành phố trực và các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc các Bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn địa phương theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2022/TT-BYT.

Thực hiện thu và thanh toán chi phí xét nghiệm đối với từng đối tượng theo quy định của pháp luật về giá và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Các cơ sở y tế lưu ý thực hiện phương pháp xét nghiệm tiết kiệm, hiệu quả.

Trường hợp thực hiện xét nghiệm gộp mẫu phải áp dụng mức giá gộp mẫu, không được áp mức giá xét nghiệm theo mẫu đơn hoặc mức giá của mẫu gộp thấp hơn (ví dụ gộp mẫu 10 nhưng áp mức giá gộp mẫu 5) để thu và thanh toán với người bệnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.

Cơ sở y tế có trách nhiệm mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; bảo đảm đủ vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm cho người bệnh khi đến khám, chữa bệnh.

Cơ sở y tế không được thu thêm của người bệnh hoặc yêu cầu người bệnh tự chi trả các chi phí liên quan đến việc thực hiện xét nghiệm (ví dụ tự mua test xét nghiệm nhanh).

Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế ngoài công lập đủ điều kiện xét nghiệm COVID-19 theo quy định: không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19, đồng thời phải thực hiện việc quyết định mức giá, kê khai giá, niêm yết giá theo đúng quy định.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác thanh, kiểm tra. Trường hợp cần thiết báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định về giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 của các cơ sở y tế tư nhân; yêu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện việc xây dựng, quyết định mức giá và kê khai, công bố công khai giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 theo quy định của pháp luật về giá.

Xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có), không để tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ xét nghiệm COVID-19 của các cơ sở y tế trên địa bàn.

Cũng tại văn bản này, Bộ Y tế nêu rõ Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với các Sở/Ban/Ngành liên quan hoặc báo cáo UBND các tỉnh, thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh xin ý kiến chỉ đạo để giải quyết các khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư. Trường hợp quá khả năng báo cáo bằng văn bản về Bộ Y tế để kịp thời hướng dẫn, giải quyết.

Sáng 11/3: Số ca COVID-19 nặng đang điều trị là hơn 4.000; trong đó 400 người thở máy, ECMOSáng 11/3: Số ca COVID-19 nặng đang điều trị là hơn 4.000; trong đó 400 người thở máy, ECMO

SKĐS - Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 2,9 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam khỏi bệnh; trong số các F0 đang điều trị, theo dõi sức khỏe có hơn 4.000 ca nặng; 41 tỉnh, thành có số ca mắc COVID-19 từ 1.000- 30.000 ca/ ngày...

Thái Bình
Ý kiến của bạn