“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

16-09-2015 08:21 | Thời sự
google news

SKĐS - Năm 2010, Bộ Y tế đã đình chỉ cơ sở khám chữa bệnh bằng phương pháp “truyền siêu năng lượng” của “Cô Phú Bồ Tát”. Tuy nhiên, mới đây dư luận xã hội lại dậy sóng trước thông tin “cô Phú Bồ Tát” hành nghề trở lại. Để tìm hiểu thực hư vấn đề này, Phóng viên báo SK&ĐS tìm đến cơ sở mới của cô Phú

“Dân ở đây, tuyệt nhiên không chữa Cô Phú”

Hỏi đường tới nhà Cô Phú, thấy chúng tôi còn trẻ tuổi muốn chữa vô sinh nên người phụ nữ lớn tuổi đứng bán chuối cách chỗ Cô Phú chữa bệnh khoảng 700m bộc lộ thật lòng: “Nói thật, dân ở đây, tuyệt nhiên không ai chữa Cô Phú, toàn người từ đâu đâu đổ tới đông nườm nượp. Vợ chồng con trai nhà tôi, lấy nhau 10 năm không có con, cũng đã tới Cô Phú này nhưng theo mãi chẳng ăn thua. Sau này đi thụ tinh trong ống nghiệm lại được. Giờ tôi đã có cháu lớn”.

Tiếp tục hỏi một số người dân quanh khu nhà bà Phú, họ cho biết, họ không tin vào khả năng đặc biệt của bà Phú. Bà Phú có khả năng này từ sau khi bà mang thai rồi bị xảy thai. Lý do này không thuyết phục được người dân ở đây. Trong khi đó, dân tình tứ xứ đổ về nườm nượp theo lời đồn thổi bà Phú có khả năng chữa bách bệnh.

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Một người dân sống cùng địa phương Cô Phú cho biết, dân ở đây không ai tới Cô Phú chữa bệnh vì không tin vào khả năng siêu nhiên bất thình lình cô Phú có được sau khi bị xảy thai.

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Những hình ảnh được chia sẻ với mức độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội vài ngày gần đây

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Người bệnh không phải dùng bất cứ một thứ thuốc gì, chỉ cần "Cô Phú Bồ tát" truyền năng lượng bằng cách dẫm lên người hoặc dốc đầu xuống chậu nước có năng lượng của Cô là sẽ khỏi bệnh.

 

 

Bà Vũ Thị Thu Hải, Phó Chủ tịch HĐND xã Vịnh Sơn cho biết, xã có biết cơ sở của bà Phú. Bản thân bà Phú là người địa phương (người ở TP Sông Công), trước đây bà Phú là người lao động bình thường, đi chợ, bán cá. Những năm trước bà Phú hoạt động ở phường Thắng Lợi, sau đó vì nhiều lý do nên đã mua đất và chuyển vào xã Vịnh Sơn hành nghề. Nghe nói là có giấy tờ kinh doanh của Thành phố cấp. Bà Phú có giấy xác nhận gì đó của Viện nghiên cứu tiềm năng con người. Tuy nhiên, việc bà Phú có đi học về những kiến thức để áp dụng trong cơ sở mát xa đang làm hay không thì phía chính quyền không nắm được.Bà Hải cũng cho biết thêm lượng người đến khám đông, đa số là ở địa phương khác, người dân địa phương không ai đến khám ở nhà bà Phú.

Nhiều dịch vụ ăn theo

Theo quan sát của PV, trong căn phòng rộng khoảng 100m2 ở nhà bà Phú, nhiều BN trọ ở lại vì ở nơi xa. Những người phục vụ tại đây cho hay, số lượng người bệnh lưu lại mỗi ngày cũng lên tới cả trăm người. Không phải ai thích là đều được nghỉ lại tại đây, mà ưu tiên bệnh nhân nặng.

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Cơ sở hành nghề nhà Cô Phú

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Gian nhà trọ sát kề nơi Cô Phú chữa bệnh luân đông người xin trọ lại. Nơi này chỉ cho trọ lại những bệnh nhân nặng. Mỗi ngày có tới mấy trăm người tới trọ và đóng phí

Ngoài cơ sở mát xa của Cô Phú, nhà mẹ chồng cô Phú (tại Phường Thắng Lợi) cách đó 700, 800 m cũng có phòng cho người bệnh trọ. Khu nhà này nằm trong một con ngõ nhỏ sát nhà vợ chồng cô Phú xây cất khá khang trang. Dãy phòng trọ cũ, tồi tàn, mỗi phòng kê nhiều giường san xát nhau. Ở đây không có quạt trần, chỉ có một chiếc quạt cây để giữa phòng. Người dân cho biết, chỉ có mẹ chồng Cô Phú và chồng Cô Phú ở ngôi nhà này. Cô Phú ở ngôi nhà đang khám chữa bệnh và thỉnh thoảng qua đây. Ngôi nhà này chính là nơi trước đây Cô Phú hành nghề khám chữa bệnh (khi chưa bị đình chỉ từ năm 2012).

Hỏi thuê phòng trọ, mẹ chồng Cô Phú cho chúng tôi biết, phòng ở đây dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Giá phòng 15.000đ/ngày/người. Không tự nấu ăn, đi ăn ngoài hoặc ai có nhu cầu thì đặt suất 20.000 đ/người/bữa, mẹ chồng Cô Phú sẽ nấu.

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Khu nhà trọ của mẹ chồng Cô Phú (tại Phường Thắng Lợi) cách cơ sở xoa bóp của Cô Phú 700. 800m

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Nếu BN có nhu cầu ăn tại khu trọ thì đặt suất 20.000 đ/người/bữa, mẹ chồng Cô Phú (áo kẻ) sẽ nấu ăn.

 

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Mỗi người bệnh tới Cô Phú chữa bệnh luôn đi kèm theo ít nhất một người nhà. Trong hình là 2 bà mẹ đưa hai người con đi chữa bệnh.

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Phòng trọ tại khu nhà mẹ chồng Cô Phú 15.000đ/ngày/người. Không có quạt trần, chỉ có một chiếc quạt cây để giữa phòng.

 

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Nhà của vợ chồng Cô Phú liền kề với gian nhà trọ của mẹ chồng Cô. Tuy nhiên, bà Phú không sống ở đây, chỉ có chồng bà Phú ở lại. Còn bà Phú sống bên cơ sở hành nghề cách đó gần 1 km.

Ngoài ra, quanh cơ sở của cô Phú cũng mọc lên khá nhiều phòng trọ. Một người đàn ông đứng tuổi là dân ở đó chỉ cho chúng tôi nhiều địa điểm thuê trọ. Ông nói, từ khi Cô Phú làm việc này, có nhiều nhà mở dịch vụ cho thuê phòng. Phòng dãy ít tiền cũng có hoặc nhà nghỉ 100, 200 ngàn cũng có. Có cả phòng 50. 000 đ nếu nghỉ từ sáng tới tối rồi trả. Theo người này, tiền thu từ coi giữ ô tô của khách cũng kiếm bội. Ngày thứ 7, chủ nhật ô tô đậu kín. Mỗi chiếc ô tô lấy phí 30. 000đ/ coi giữ.

Chị Hoa, vợ anh Nguyễn Văn Quý (quê Hưng Yên) đưa chồng tới Cô Phú điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối cho biết, tuy mang tiếng là không mất tiền khi điều trị ở đây nhưng hầu hết bệnh nhân trước khi được bà Phú dẫm, đạp đều bỏ tiền “nhang, đèn”. Dù là tùy tâm, nhưng người ít nhất cũng phải 50.000 đồng/lần. Ngoài ra, các chi phí khác như tiền nhà trọ, tiền ăn cũng rất tốn kém. Chỉ mới ở tới 5 ngày, vợ chồng chị đã mất tới 2 triệu đồng.

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Thùng để tiền lễ "tùy tâm" trong nhà "cô" Phú (thường 50.000đ trở lên) theo nhiều người bệnh truyền tai nhau.

Đánh trúng lòng tin của người bệnh, lách khéo léo, chỉ đăng ký là cơ sở xoa bóp

Người bệnh nhất là những bệnh nan y như ung thư thì chỉ mong sao được sống. Cơ sở của Cô Phú không hề thu phí, tiền cho thuê trọ cũng phải chăng. Vì vậy, nhiều người bệnh lui tới chữa, mỗi ngày lên tới 400, 500 người. Tuy nhiên, để theo được Cô Phú, người bệnh phải mất thời gian hàng tháng đến hàng năm. Như vậy, theo chuyên gia về y tế, nếu người bệnh đang điều trị thep phác đồ của BS mà lại bỏ ngang, theo những cách chữa trị như của bà Phú thì sẽ mất đi khoảng thời gian vàng điều trị. Đồng nghĩa với việc tự làm mất cơ hội chữa khỏi bệnh hoặc kéo dài thời gian sống của người bệnh.

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Đường vào nhà Cô Phú, chỉ cách UBND xã mấy chục mét.

Thắc mắc với câu hỏi tại sao một cơ sở khám, chữa bệnh hàng ngày thu hút tới 400, 500 người tới khám chữa như vậy mà cơ sở y tế tại địa phương không nắm được, chúng tôi tìm tới Trung tâm y tế TP Sông Công. Ông Phạm Quang Lưu, Giám đốc Trung tâm y tế TP cho biết, cơ sở của bà Phú không đăng ký là cơ sở khám, chữa bệnh, không dùng thuốc, không khám chữa bệnh nên Sở Y tế thành phố không thể can thiệp được. “Theo tôi biết, cơ sở đó có giấy phép đăng ký kinh doanh mát xa, tẩm quất. Dân ở đây không ai đến đây chữa bệnh. Chỉ có người từ nơi khác đến thôi” – ông Lưu nói

Cũng theo ông Lưu, trước đây bà Phú có thực hiện chữa bệnh bằng nước lã ở phường Thắng Lợi. Lúc ấy, mỗi chai nước lã bà Phú bán với giá khoảng 30.000 đồng và bảo đó là nước thánh. Chúng tôi đã họp và xử lý nhiều lần, đồng thời yêu cầu bà Phú không được chữa bệnh. Khoảng 4 năm trước, bà Phú mua đất, chuyển vào xã Vinh Sơn tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, lần này bà Phú xin giấy phép kinh doanh cơ sở tẩm quất.

Trong khi đó, ông Lê Quốc Hưng, Trưởng Công an xã Vinh Sơn cho biết, mỗi ngày cơ sở tẩm quất của bà Phú tiếp nhận từ phải từ 400 đến 500 người. Họ là những bệnh nhân từ nơi khác đến, còn giấy phép tẩm quất chỉ là hình thức trá hình. Công an xã cũng đã nhiều lần kiểm tra, nhưng cũng chỉ có thẩm quyền xem xét những trường hợp tạm trú trên địa bàn.

Liên quan tới vụ việc này, ngày 15/9, Cục Quản lý Y dược Cổ truyền Bộ Y tế có CV số 261 YDCT/QLHN đề nghị Sở Y tế Tỉnh Thái Nguyên khẩn trương kiểm tra, xác minh việc hành nghề của bà Phạm Thị Phú (Vĩnh Sơn, Sông Công, Thái Nguyên) để trả lời dư luận và xử lý theo dư luận hiện hành, báo cáo kết quả về Cục trước ngày 30/9.

“Cô Phú Bồ Tát” ngang nhiên hành nghề dù bị đình chỉ khám chữa bệnh từ năm 2010

Nhóm PV

 


Ý kiến của bạn