Hà Nội

Cỏ ngọt Stevia – thực phẩm cho người tiểu đường

SKĐS - Cỏ ngọt Stevia có tên khoa học là Stevia rebaudina, thường được gọi là lá đường, lá mật, hoặc lá ngọt bởi nó ngọt hơn 250 lần như đường ăn thông thường. Người ta thường sử dụng lá Stevia để làm ngọt đồ uống và để làm dễ chịu hơn mùi vị của các loại thuốc thảo dược. Họ cũng sử dụng loại thảo dược này trong y học như một loại thuốc bổ cho tim và hạ huyết áp, làm giảm chứng ợ nóng và các bệnh về thận, giảm sự thèm đường, kẹo trên những bệnh nhân tiểu đường.

Những nhà thám hiểm Tây Ban Nha chú ý các bộ lạc bản địa Para Guay, Brazil và Argentina sử dụng Stevia như thế nào, từ những năm 1800, các cư dân thường dùng loại thảo dược này để làm vị ngọt cho các loại trà. Các nước phương Tây quan tâm đến cỏ ngọt Stevia đã bắt đầu vào những năm 1900, khi có ý định dùng loại thảo mộc này để thay thế cho đường một cách an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, ý tưởng đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các hãng sản xuất đường, và các kế hoạch phát triển một ngành công nghiệp Stevia bị chùn bước. Trong những năm 1930, các nhà nghiên cứu tìm ra 2 hợp chất là Stevioside và Rebaudioside A tạo ra độ ngọt hơn 250 lần so với đường. Nhiều quốc gia trên thế giới đã chiết xuất đường Stevia như một giải pháp an toàn và tự nhiên.

Đặc điểm thực vật và phát triển

Cỏ ngọt Stevia là cây thân thảo lâu năm thân thảo cao  30 – 60cm. Lá có răng cưa, thuôn dài, hình bầu dục, không cuống, rõ gân lá. Hoa màu tím nhạt với hoa đài hóa màu trắng, hình ống, có 5 thùy, có lông mềm ngoài bề mặt. Quả có lông có nhiều lông ở đầu.

Tính năng đáng chú ý nhất của cỏ ngọt Stevia là vị ngọt. Không có một cây nào có thể tạo ra một vị ngọt đáng kể như vậy từ chỉ là một phần nhỏ của lá. Nó là một chất làm ngọt đầy hứa hẹn trong nhiều thập kỷ, nó đã trở thành thành một nguyên liệu làm ngọt thiên nhiên cho thực phẩm tại Hoa Kỳ.

Có khoảng 230 loài trong chi Stevia, thường phân bố ở các vùng khô của Nam Mỹ và miền tây Bắc Mỹ. Cỏ ngọt Stevia có nguồn gốc ở vùng cao nguyên của vịnh Amam và huyện Iguagu trên khu vực biên giới của Brazil và Paraguay. Nó phát triển thích hợp với khí hậu cận nhiệt đới ẩm với lượng mưa ít vào mùa đông. Hiện nay, lượng Cỏ ngọt Stevia trong tự nhiên là rất hiếm.

Loại cỏ này được đưa về Việt Nam trồng từ 1988, đã được nhân giống rộng rãi ở các tỉnh Nam bộ, có nhiều cơ sở sản xuất và đưa vào ứng dụng, tuy nhiên vẫn còn mới mẻ so với các nước trên thế giới.

Ứng dụng điều trị

Cỏ ngọt Stevia được ứng dụng trong điều trị các bệnh sau:

Đề kháng insuline trên bệnh nhân tiểu đường.

Tăng huyết áp

Cỏ ngọt Stevia có thể có một tương lai rực rỡ. Một chất ngọt mạnh mẽ không có calo, Stevia có thể là một hiện tượng trong chế độ ăn uống, đặc biệt là cho những người béo phì và tiểu đường. Nếu chất làm ngọt không có calo này nên chiếm chỗ của đường trắng, thì lượng Carbohydrate trong chế độ ăn uống sẽ cải thiện với các lợi ích cho răng, lượng đường trong máu, và tiêu hóa. Hơn nữa, cỏ ngọt Stevia có thể trực tiếp ảnh hưởng đến insuline và cơ chế liên quan với lượng đường trong máu tăng lên ở bệnh đái tháo đường, giúp giảm lượng đường huyết và giảm nguy cơ bị các biến chứng do đường huyết tăng cao.

Vị ngọt và tác dụng của cỏ ngọt Stevia là của hợp chất gọi là Stevioside, có chứa chủ yếu ở lá, chiếm 4-20% trọng lượng của lá khô. Một hợp chất khác có cấu trúc tương tự Stevioside và có tác dụng sinh lý là Rebaudioside A. Một số nghiên cứu động vật cho thấy rằng cỏ ngọt Stevia không ảnh hưởng đến sự hấp thu Glucose, mặc dù nó có thể thúc đẩy sự giải phóng insuline từ tuyến tụy, tăng độ nhạy cảm với insuline trong cơ thể, và chậm sản xuất Glucose ở gan.

Ở người, một nghiên cứu trên 12 người bị bệnh tiểu đường type 2. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra việc sử dụng 1g chiết xuất cỏ Stevia (bao gồm 91% Stevioside và 4% Rebaudioside A) và giả dược với một bữa ăn. Những người dùng sản phẩm có chiết xuất Stevia đã có một mức độ Glucose thấp hơn sau bữa ăn hơn so với nhóm dùng giả dược, có thể là kết quả của sự tăng tiết insulin làm giảm lượng đường trong máu.

Các tác động hạ huyết áp của Stevioside và Rebaudoside A trong cỏ ngọt Stevia cũng đã được nghiên cứu. Một số thử nghiệm lâm sàng chứng minh các hợp chất này làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tuy nhiên tác dụng này cần phải nghiên cứu thêm.

Cách sử dụng:

Bột lá cỏ ngọt Stevia: Lá khô tán mịn thành dạng bột, có thể chỉ đơn giản được sử dụng như là một thay thế đường bằng những cách khác nhau, chẳng hạn như rưới như một chất làm ngọt vào thực phẩm, trong đồ uống nóng, hoặc trong nhiều công thức nấu ăn.

Dịch chiết xuất: Chiết xuất Glycerin có sẵn, thường được chuẩn hóa với thành phần chủ yếu của lá Stevia. Một vài giọt các chất chiết xuất có thể được thêm vào thực phẩm như một chất làm ngọt.


Tiến sĩ – Lương Y: Phùng Tuấn Giang (Thọ Xuân Đường)
Ý kiến của bạn