Hà Nội

Có nên xét nghiệm đông máu hậu COVID-19 ở phụ nữ mang thai?

02-04-2022 09:36 |

SKĐS - TS. Trần Thị Kiều My, Trưởng khoa Đông máu, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giải đáp băn khoăn của phụ nữ mang thai liên quan đến xét nghiệm đông máu hậu COVID.

Có nên xét nghiệm đông máu hậu COVID-19 ở phụ nữ mang thai? - Ảnh 1.

Hỏi: Em đang mang bầu và đi khám hậu COVID, phát hiện chỉ số D-dimer cao, phòng khám có nói cần kiểm tra xem có cần dùng đến thuốc không? Em đang mang bầu tuần 38 và mắc COVID 4 tuần trước, bây giờ em có nên đi xét nghiệm D-dimer không ạ và chi phí thế nào?

TS. Trần Thị Kiều My trả lời: D-dimer là một trong những chỉ số tiên lượng mức độ nặng ở bệnh nhân COVID-19, là một trong những căn cứ điều trị chống đông ở nhóm bệnh nhân này.

Tăng D-dimer có thể do sự tổn thương phổi cấp tính, quá trình viêm cũng như huyết khối ở bệnh nhân COVID-19. Những bệnh nhân có vấn đề hô hấp như giảm SpO2, ho kéo dài, đau tức ngực… và kèm theo tăng D-dimer có đáp ứng tốt với điều trị thuốc chống đông.

Có nên xét nghiệm đông máu hậu COVID-19 ở phụ nữ mang thai? - Ảnh 2.

TS. Trần Thị Kiều My

Nghiên cứu của tác giả Liam Townsend, đăng trên Tạp chí Huyết khối và Đông máu cho thấy: 25,3% bệnh nhân có D-dimer tăng trên 500 µg/ml trong khoảng thời gian 4 tháng sau mắc COVID-19, trong đó 8% có D-dimer tăng từ 2 lần ngưỡng bình thường trở lên.

Trên 90% các bệnh nhân này có dấu ấn viêm cũng như các chỉ số đông máu cơ bản như PT, APTT, Fibrinogen bình thường.

Cơ chế tăng D-dimer kéo dài ở bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 có thể do quá trình tiêu sợi huyết ngoài mạch ở phổi. Điều trị thuốc chống đông ở nhóm bệnh nhân tăng D-dimer dai dẳng cũng được cân nhắc.

Đối với nhóm thai phụ mắc COVID-19, việc sử dụng xét nghiệm D-dimer để đánh giá gặp nhiều hạn chế do bản thân hầu hết các phụ nữ mang thai đều có tăng D-dimer và nồng độ này tăng theo thai kỳ. Do vậy gây khó khăn cho bác sĩ trong việc đưa ra quyết định điều trị.

Fibrin monomer (FM) là sản phẩm được hình thành trước khi tạo cục đông bền vững. Sự tăng nồng độ FM phản ánh có sự hoạt hóa đông máu quá mức liên quan đến tăng thrombin. Nồng độ FM tương đối ổn định ở phụ nữ có thai khỏe mạnh. Do đó, đối với nhóm phụ nữ mang thai nói chung, đặc biệt là ở nhóm thai phụ mắc COVID-19, xét nghiệm FM tin cậy hơn trong đánh giá tình trạng tăng đông, từ đó có những điều trị phù hợp.

Hiện nay, xét nghiệm định lượng Fibrin monomer đang với chi phí khoảng 700.000 đồng. Thời gian trả kết quả khoảng 3 giờ kể từ khi nhận mẫu. Người bệnh đến xét nghiệm cần nhịn ăn trước đó.

Nguy cơ mắc chứng đông máu sau khi tiêm vaccine COVID-19 là rất thấpNguy cơ mắc chứng đông máu sau khi tiêm vaccine COVID-19 là rất thấp

Cứ 1 triệu người thì có 1-3 người bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca, song không có bằng chứng cho thấy chứng đông máu này có liên quan đến vaccine Pfizer/BioNTech.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sản phụ ở Phú Thọ tổn thương phổi nặng do hậu COVID-19

Đặt câu hỏi

Loading...

Xem tiếp
Thảo Nguyên
Ý kiến của bạn