1. Hạn chế vận động khi mắc quai bị
Hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị quai bị, chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, nằm yên, hạn chế đi lại, nhất là người bệnh đang trong thời gian sốt và sưng tuyến nước bọt (4 - 6 ngày đầu). Cách ly bệnh nhân tối thiểu 2 tuần.
Người mắc quai bị nên hạn chế chạy nhảy, vận động... nhằm tránh các biến chứng xảy ra như viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng...
Phòng bệnh quai bị tốt nhất là tiêm vaccine.
Khi mắc quai bị người bệnh không nên vận động.
Có thể kết hợp dùng các bài thuốc Đông y: Dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng, hay dùng hạt đậu xanh tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp lên chỗ sưng.
Chườm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, vitamin, có thể dùng chống viêm corticoid, súc miệng nước muối thường xuyên sau khi ăn. Những ngày đầu nên ăn nhẹ, ăn lỏng.
2. Một số lưu ý khi mắc quai bị
Uống 2-3 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước, đặc biệt nếu bạn bị sốt. Có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và/hoặc sốt.
Ăn thức ăn mềm (không cần nhai) như súp, cháo, mì ống và chuối.
Tốt nhất nên tránh trái cây có múi và thực phẩm nhiều gia vị vì chúng kích thích sản xuất nước bọt trong cơ thể. Tránh các thực phẩm béo và thực phẩm khó tiêu hóa như thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn. Tránh uống rượu và hút thuốc.
Hãy dành thời gian để hồi phục hoàn toàn. Tránh tập thể dục mạnh mẽ, thức khuya hoặc làm việc quá sức… cho đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn bình phục.
Khi người bệnh bình phục hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động thể chất bình thường để nâng cao sức khỏe tổng thể.
Mời bạn xem thêm video:
Răng mọc ngầm: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị | SKĐS