Có nên tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng cường lần thứ hai hay không?

22-04-2022 14:40 | Vaccine

SKĐS - Mới đây, Cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đồng ý cho những người trên 50 tuổi và một số người bị suy giảm miễn dịch được tiêm mũi tăng cường COVID-19 thứ hai để củng cố tình trạng suy yếu khả năng miễn dịch.

Bộ Y tế 'nhắc' các địa phương quyết liệt tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người trên 18 tuổiBộ Y tế "nhắc" các địa phương quyết liệt tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người trên 18 tuổi

SKĐS - Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường và quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, vận động người dân tham gia tiêm chúng kịp thời và đầy đủ để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất...

Tại sao nên tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi tăng cường thứ hai?

CDC đã đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng ban đầu cho thấy, mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng cường thứ hai (mũi thứ tư) tăng khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 nghiêm trọng cho những người có nguy cơ bị bệnh nặng.

Kết quả từ nghiên cứu hơn 180.000 người của nhóm nhà khoa học Israel cho thấy, lần tiêm nhắc lại thứ hai của vaccine Pfizer có hiệu quả cao ở những người trên 60 tuổi. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, từ 14 đến 30 ngày sau khi tiêm mũi thứ tư, các ca nhiễm COVID-19 giảm 52%, nhập viện giảm 72% và tử vong giảm 76% so với những người đã tiêm ba mũi. Một cuộc điều tra khác cho thấy, những người được tiêm nhắc lại lần thứ hai vẫn được bảo vệ khỏi bệnh nặng 6 tuần sau khi tiêm; khả năng bảo vệ  chống lại sự lây nhiễm đột phá suy yếu vào tuần thứ 8.

Hiện tại các nhà khoa học đang đánh giá hiệu quả của mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng cường thứ hai chống lại bệnh nặng trong thời gian dài hơn.

photo-1650595260181

Có cần tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng cường lần thứ hai không?

Ai nên tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi tăng cường thứ hai?

Người trên 65 tuổi

GS. TS. Jennifer Horney, Đại học Delaware ở Newark, cho biết: Các ca nhiễm COVID-19 nặng chiếm tỷ lệ cao ở những người 65 tuổi trở lên. Đặc biệt, nếu đã tiêm nhắc lại mũi đầu tiên được 5 hoặc 6 tháng thì khả năng bảo vệ cơ thể đã suy yếu nhiều. Do đó, tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 tăng cường thứ 2 có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện hoặc tử vong cho nhóm người bệnh này.

Người suy giảm miễn dịch

Các chuyên gia khuyên, những người có hệ thống miễn dịch suy giảm nên tiêm mũi tăng cường thứ hai, bao gồm những bệnh nhân đang điều trị ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc dùng corticosteroid liều cao, hoặc bị suy giảm chức năng thận.

GS. TS. William Schaffner, Đại học Y khoa Vanderbilt cho biết: Những người bị ức chế miễn dịch có xu hướng bị bệnh nặng hơn vì hệ thống miễn dịch rất khó chống lại khi bị nhiễm trùng. Những người này nên tiêm mũi vaccine tăng cường thứ hai.

CDC cho biết đợt tăng cường thứ hai đặc biệt quan trọng đối với những người từ 65 tuổi trở lên và những người từ 50 tuổi trở lên có các bệnh lý tiềm ẩn (như béo phì, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường) làm tăng nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng.

Những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và những người chăm sóc

Việc bảo vệ người đã cấy ghép nội tạng khỏi SARS-CoV-2 đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều người được ghép nội tạng không phát triển được kháng thể chống lại SARS-CoV-2, sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho thấy ngay cả sau khi tiêm liều thứ ba vaccine mRNA Pfizer hoặc Moderna, nhiều người ghép tạng vẫn không tạo được phản ứng kháng thể.

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu những người ghép thận và gan có thể tạo ra phản ứng kháng thể tốt hơn với việc tiêm vaccine hay không nếu giảm liều thuốc ức chế miễn dịch.

Với những trường hợp tiêm chủng không có tác dụng, các chuyên gia khuyên, người bệnh cần các biện pháp bảo vệ khác: Cách ly nghiêm ngặt hơn với nguồn lây nhiễm, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và sẵn sàng tiếp cận với thuốc kháng virus.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nếu trên 50 tuổi và đang chăm sóc người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, bạn cần tiêm liều vaccine Pfizer hoặc Moderna tăng cường thứ 2. Bởi việc tiêm liều tăng cường thứ 2 này cũng chính là tạo một lá chắn bảo vệ người thân của mình tránh mắc phải COVID-19.

Những người khỏe mạnh từ 50 đến 60 tuổi có nên tiêm?

Đến nay, dữ liệu về hiệu quả của mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng cường thứ hai trong nhóm từ 50 đến 60 tuổi, đặc biệt ở những người không có vấn đề về sức khỏe, còn hạn chế.

Các chuyên gia gợi ý rằng, với những người khỏe mạnh trong độ tuổi này, có thể tiêm mũi vaccine tăng cường thứ hai ở thời điểm gần mùa thu hoặc mùa đông, khi có thể có sự gia tăng COVID-19 theo mùa như dự đoán. Ngoài ra, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu vacccine mới có thể xử lý các biến thể mới của COVID-19.

Nếu mới mắc COVID-19 trong thời gian gần đây, bạn có thể trì hoãn tiêm mũi vaccine phòng tăng cường thứ hai cho đến mùa hè. Bởi lúc này cơ thể đã có thêm khả năng miễn dịch tự nhiên giúp bảo vệ chống lại biến thể phụ của Omicron BA.2 và biến thể XE được phát hiện gần đây hơn.

Cuối cùng, nếu còn băn khoăn về việc tiêm hay không tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 tăng cường thứ 2 hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng

Ngọc Nguyễn
(Theo everydayhealth.com, 20/4/2022)
Ý kiến của bạn