1. Siro ho có tác dụng gì?
Siro ho có tác dụng:
- Giảm ho nhanh chóng.
- Giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu, từ đó ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, siro ho cũng có ưu điểm hơn các loại thuốc dạng khác: Dễ hấp thu hơn so với thuốc ở dạng viên nén, không gây kích ứng niêm mạc dạ dày, không gây tiêu chảy, buồn nôn và dễ uống.
Các thuốc siro ho hiện nay thường chứa: Diphenhydramine (một loại thuốc kháng histamin), dextromethorphan (thuốc ức chế ho)... Bên cạnh đó, các siro ho có thể chứa chất làm thông mũi, long đờm hoặc giảm đau và hạ sốt. Một số loại siro ho cũng có thể chứa cồn.
2. Mối nguy khi lạm dụng siro ho cho trẻ nhỏ
Ho là một triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ho là phản xạ của cơ thể, giúp tống xuất đờm, virus hoặc tác tác nhân gây khó chịu cho trẻ. Ho có rất nhiều nguyên nhân. Để điều trị ho cho trẻ nhỏ cần đưa trẻ đi khám và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Tuy nhiên, khi thấy trẻ ho, nhất là trẻ ho nhiều vào ban đêm, quấy khóc, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và luôn muốn tìm cách cắt cơn ho. Lúc này, siro ho được lựa chọn như một cách trị ho an toàn cho trẻ.
Thực tế, siro ho chỉ có tác dụng làm giảm kích thích chứ không có tác dụng chữa bệnh hay ngăn ngừa các biến chứng do bệnh ho gây ra. Do đó, khi trẻ uống có thể giảm ho nhưng hoàn toàn không giảm bệnh.
Việc lạm dụng siro ho có thể gây:
- Tăng nguy cơ dị ứng và ngộ độc: Do chứa nhiều thành phần thuốc nên, việc lạm dụng siro ho cho trẻ cũng có thể làm tăng nguy cơ dị ứng và ngộ độc do thành phần của thuốc gây ra.
- Ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ: Một số loại thuốc ho cho trẻ sơ sinh có chứa chất kháng histamin, chất này sẽ ức chế thần kinh để ngăn ngừa các cơn ho. Do đó, việc sử dụng siro không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới khuyến cáo không nên dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ và chỉ nên sử dụng ở trẻ trên 2 tuổi.
3. Làm sao dùng siro ho an toàn?
- Không tự ý dùng siro ho cho trẻ.
- Không dùng siro ho cho trẻ em dưới 4 tuổi nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Không kết hợp siro ho với các thuốc thông mũi và thuốc kháng histamin mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì của sản phẩm.
- Sử dụng cốc định lượng kèm theo khi dùng siro ho cho trẻ.
- Nếu trẻ có triệu chứng bất thường, tình trạng bệnh xấu đi hoặc không cải thiện bệnh sau vài ngày dùng siro ho cần báo cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
- Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, xa tầm với của trẻ nhỏ.
- Không sử dụng thuốc quá hạn.
- Nên mua thuốc ở các nhà thuốc uy tín.
- Không cho trẻ uống siro trước bữa ăn, trước khi ngủ.
- Tuyệt đối không dùng lại chai siro ho đã dùng từ đợt ho trước. Siro ho ở dạng lỏng nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, do đó việc dùng lại siro ho có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Seọ sau thủy đậu, làm gì để phòng ngừa?