Hà Nội

Cỏ nến chữa ghẻ ngứa

20-03-2011 13:40 | Y học cổ truyền
google news

Dược liệu cỏ nến được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là bồ hoàng. Theo Đông y, bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh can, tỳ và tâm bào, có tác dụng hoạt huyết, chữa hành kinh đau bụng, ghẻ ngứa...

Cỏ nến còn có tên gọi là bồn bồn, hương bồ thảo, thủy hương. Cây cao 1-3m. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải giống như lá lúa, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân. Hoa đơn tính, thành bông dày, đặc, hình trụ, bông đực có lông màu nâu đậm, có răng ở chóp; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều. Vị thuốc thông dụng nhất từ cây cỏ nến là phấn hoa lấy từ hoa đực. Khi hoa nở, nhị bắt đầu nứt, cắt lấy những bông đực, đem về phơi khô, rồi lăn và xoa nhẹ cho hạt phấn rơi ra (thường hứng qua rây để loại bỏ tạp chất). Thường sấy khô làm thuốc. Dược liệu cỏ nến được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là bồ hoàng. Theo Đông y, bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh can, tỳ và tâm bào, có tác dụng hoạt huyết, chữa hành kinh đau bụng, ghẻ ngứa...

Chữa đau bụng khi hành kinh, kinh nguyệt không đều:Bồ hoàng và lá lốt, mỗi vị 50g. Bồ hoàng sao vàng, lá lốt tẩm muối sao và tán mịn. Trộn đều 2 thứ trên, luyện với mật thành viên bằng hạt đỗ. Trước mỗi kỳ kinh khoảng một tuần, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 viên, uống bằng nước sôi còn ấm. Uống liên tục trong 5 ngày. 

Trị ho do viêm họng: Bồ hoàng 5g, cao ban long 4g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm. Uống trong 3-5 ngày.

Trị ghẻ ngứa: 25g bồ hoàng sao đen rắc vào chỗ ghẻ ngứa. Ngày làm 1 - 2 lần. Thực hiện đến khi vết ghẻ giảm ngứa, không lở loét.             

BS. Nguyễn Huyền


Ý kiến của bạn