Cúm do virus cúm gây ra, bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi hoặc dịch tiết từ mũi họng, bệnh phát tán rất nhanh có thể thành dịch, nhất là những nơi dân cư đông đúc, nhà trẻ, trường học…
Bệnh cúm hay gặp vào tháng 1-2 hàng năm, nhưng cũng có thể xuất hiện vào các tháng khác.
Tất cả mọi người đều có thể bị cúm, nhưng tỉ lệ nhiễm cao nhất là ở trẻ em. Do đó, tiêm ngừa phòng bệnh cúm là điều cần thiết đối với trẻ em và những người già, người có bệnh mạn tính… Nên tiêm ngừa cúm vào tháng 10 - 11 hàng năm, ngoài 2 tháng này có thể tiêm và cũng có tác dụng phòng ngừa được bệnh này.
Nhiều bà mẹ có con nhỏ truyền tai nhau nên cho bé ăn trứng gà trước khi đi tiêm ngừa cho bé vaccin cúm để xem trẻ có bị dị ứng với loại vắc xin này hay không.
Vấn đề chủng ngừa cúm ở trẻ có dị ứng trứng gà đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu toàn thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị dị ứng trứng vô cùng hiếm. Có 02 lý do của sự quan tâm này là:
- Trong quá trình sản xuất vắc xin cúm, người ta phải dùng phôi trứng gà để nuôi cấy virus, vì vậy trong thành phần vắc xin có protein trứng gà.
- Vấn đề dị ứng thực phẩm là rất thường gặp, mức độ dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng.
Vì thế trước khi chủng ngừa vắc xin cúm cần chúng ta cần xác định trẻ có dị ứng với trứng hay không và cách xác định đơn giản là cho bé ăn trứng gà và theo dõi. Nhưng điều cần lưu ý là:
- Cha mẹ cho trẻ ăn là trứng gà chín, trong khi trứng trong vắc xin là trứng gà sống
- Phần trứng trẻ ăn là chỉ lòng đỏ, trong khi vaccin có albumin trứng
Trong cập nhật mới nhất về chích ngừa cúm ở trẻ dị ứng trứng thì:
- Tỷ lệ tai biến và mức độ tai biến do chích ngừa cúm không khác biệt giữa 02 nhóm trẻ có và không dị ứng trứng.
- Khi trẻ bị phản ứng dị ứng với vắc xin cúm thì không phải lòng trắng trứng là thành phần duy nhất, trẻ có thể dị ứng với 1 trong rất nhiều thành phần khác của vắc xin:Proteins còn sót lại, khánh sinh, chất bảo quản, ổn định, phức hợp bất hoạt vireus, and latex.
Tuy nhiên để an toàn trong chủng ngừa cúm, trẻ cũng nên được xác định lại xem có dị ứng hay không, nếu chắc chắn dị ứng với bị trứng gà thì sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ, để có kế hoạch chủng ngừa an toàn và hiệu quả