Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, cách đây hơn 20 năm, các thầy thuốc trên Thế giới cũng lo sợ, sốt cao co giật sẽ ảnh hưởng tới não của trẻ. Nhưng sau một quá trình nghiên cứu, các thầy thuốc Nhi khoa đã kết luận sốt cao co giật thông thường tức là sốt do vi rút không làm hại não của trẻ, chỉ có sốt cao co giật do các bệnh lý như: viêm màng não mủ, viêm màng não... mới ảnh hưởng tới não trẻ.
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng sốt cao co giật sẽ ảnh hưởng tới não trẻ và cho trẻ uống thuốc chống động kinh sau khi bị sốt cao co giật. Tuy nhiên, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh, cần dừng ngay việc uống thuốc này bởi thuốc chống động kinh không có tác dụng dự phòng giúp việc ngăn ngừa trẻ lần sau sẽ tiếp tục bị sốt cao co giật, mặt khác, thuốc sẽ rất có hại cho hệ thần kinh của trẻ.
Cách xử trí nhanh khi trẻ sốt cao co giật tại nhà
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, trẻ dù sốt nhưng vẫn có thể chịu chơi. Có những trẻ đang nói truyện, đang cười đùa nhưng tự nhiên xuất hiện co giật. Khi ấy, phụ huynh hãy bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng để nếu có đờm dãi sẽ chảy ra ngoài, tránh tình trạng đờm rãi rơi vào phổi dẫn tới tắc thở. Nới rộng quần áo cho trẻ, để yên một vài phút trẻ sẽ qua cơn co giật.
Tuyệt đối không xúm quanh trẻ đông người, phải để cho thoáng khí cho trẻ thở, không lay trẻ và không vội vàng bế trẻ đi ngay tới bệnh viện lúc đó.
Trước kia các chuyên gia y tế khuyên chèn ngay một vật dụng nào đó vào giữa hai bên răng mục đích để em bé không cắn lưỡi. Tuy nhiên, kinh nghiệm sau nhiều năm cấp cứu, PGS.TS Dũng khuyên các bận phụ huynh không nhất thiết phải nhét các vật dụng vào miệng trẻ ngay lập tức bởi trẻ chỉ bị giật trong vài giây hoặc vài chục giây, hãy bình tĩnh, để trẻ qua cơn co giật, cằm của trẻ sẽ mềm ra. Sau đó, chúng ta có thể cho khăn xô vào khóe miệng trẻ đề phòng trừ cơn sau co giật sau. Khi trẻ giật xong thường khóc sẽ khóc.
Khi trẻ lên cơn co giật, phụ huynh hãy bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng, tránh tình trạng đờm rãi rơi vào phổi dẫn tới tắc thở.
Khi sốt cao, cần hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ uống được thuốc, tốt nhất là cho trẻ uống còn nếu không uống được thì cho trẻ dùng viên đạn đút đít. Không nên lạm dụng viên thuốc hạ sốt nhét qua hậu môn quá nhiều bởi thuốc nhét hậu môn có những nhược điểm so với thuốc uống: Thuốc nhét qua hậu môn hấp thu không thường xuyên, có thể lần này nhét vào hậu môn, trẻ hạ sốt rất nhanh nhưng lần sau lại không hạ sốt nhanh; Nếu trong trực tràng của bé có phân, thuốc sẽ không là không tác dụng.
Sau khi xử trí cơn co giật của trẻ, để trẻ hết co giật, phụ huynh mới cho trẻ đi tới các bệnh viện, cơ sở y tế khám để xem trẻ có biến chứng gì khác ngoài sốt không? Tìm nguyên nhân trẻ sốt có phải do các bệnh viêm màng não, viêm não không để có hướng điều trị đúng.