Cỗ máy tạo nhịp tim phổi đầu tiên trong phẫu thuật tim hở

14-06-2019 13:44 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Trước khi máy tạo nhịp tim ra đời, tất cả các bệnh nhi mắc chứng bệnh tim hở bẩm sinh đều không thể sống sót.

Từ thành công ban đầu cho một bệnh nhi, các thủ tục phẫu thuật tim hở bằng cỗ máy tạo nhịp tim đã phát triển nhanh chóng. Sau đó, hệ thống máy móc đã được cải tiến, cho tới ngày nay thì việc phẫu thuật tim hở cho bệnh nhi không còn là điều quá phức tạp.

Bước ngoặt lịch sử y khoa

Stephen Joseph Brabeck sinh năm 1950, mắc bệnh tim hở bẩm sinh. Bệnh của Stephen được gọi là “Tứ chứng Fallot”, hiểu đơn giản thì đó là sự kết hợp bất thường của 4 khiếm khuyết tim mạch. Những đứa trẻ khi mắc bệnh này khiến tim yếu ớt đến nỗi ngay cả những cử động nhẹ cũng có thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng bị thiếu ôxy. Mayo Clinic và Đại học Minnesota là cơ sở nghiên cứu duy nhất trên thế giới đã thực hiện thành công phẫu thuật tim hở tại thời điểm đó.

Vào năm 1955, ông đã trải qua một ca phẫu thuật tim hở - thủ thuật đầu tiên trên thế giới được ứng dụng thông qua một cỗ máy tạo nhịp tim mới. Ca phẫu thuật thành công vượt mong đợi, giúp Stephen sống và sau này trở thành một bác sĩ tim mạch. Ông mất năm 2018.

Cỗ máy tạo nhịp tim phổi đầu tiên trong phẫu thuật tim hởBệnh nhân Stephen Brabeck (đứng cạnh cha mẹ) - người đầu tiên sống sót qua phẫu thuật tim hở.

Stephen là một người sống sót cuối cùng của một nhóm nhỏ trẻ em - những người từng trải qua phẫu thuật tim hở tại Mayo Clinic - họ đại diện cho một bước ngoặt lịch sử y khoa khi tạo ra cỗ máy tạo nhịp tim và thực hiện hàng loạt ca phẫu thuật cứu sống con người và ngày nay nó trở nên rất phổ biến.

Máy tạo nhịp tim phổi được tạo ra như thế nào?

Năm 1952, BS. Kirklin đã tập hợp một nhóm các bác sĩ và kỹ sư tại Mayo Clinic nhằm tìm ra một phương pháp đặc trị cho bệnh tim mạch. Từ bản sao của cỗ máy John H. Gibbon (người đầu tiên phát minh ra máy hỗ trợ chức năng tim phổi trong phẫu thuật bắc cầu tim và đưa vào thử nghiệm trên động vật. Sau đó, lần đầu tiên thực hiện trên người vào năm 1953), nhóm của BS. Kirklin đã tinh chỉnh và sửa đổi thiết bị, tạo ra một cỗ máy tim - phổi tinh vi nhằm điều chỉnh áp suất, lưu lượng máu và sử dụng một loạt các màn hình lưới thép để thêm ôxy vào máu. Các thử nghiệm đã có 9 trong số 10 con chó sống sót tới 60 phút nhờ máy tim - phổi mà không sinh ra tác động xấu.

Thời điểm năm 1955, máy tim - phổi mới do nhóm của BS. Kirklin cải tiến đã bắt đầu được áp dụng trên cơ thể con người. BS. Kirklin tập trung điều trị các bệnh nhân nhí mắc các chứng khiếm khuyết tim có thể gây tử vong tới 80% trước khi đứa trẻ tròn 1 tuổi. Bệnh có thể chữa lành thông qua phẫu thuật, nhưng khó khăn lớn nhất trong phẫu thuật đó là làm thế nào để bệnh nhi sống được trong quá trình phẫu thuật, bởi bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng chảy máu đến tử vong trước khi bác sĩ hoàn thành việc sửa chữa những khiếm khuyết của quả tim.

Cỗ máy tạo nhịp tim phổi đầu tiên trong phẫu thuật tim hởMáy bơm khí ôxy Gibbon-Mayo.

Nhiều phụ huynh đã từng tuyệt vọng. Cha mẹ của Stephen Brabecks đã tình nguyện mang con của họ tới để BS. Kirklin thử nghiệm kỹ thuật mới, nhằm hy vọng bệnh có thể chữa lành. Do đó, ở tuổi lên 5, Stephen Brabeck dù sống sót qua 1 tuổi nhưng vẫn có nguy cơ tử vong cao do tim mạch, được lựa chọn để thử nghiệm với máy tạo nhịp tim - phổi lần đầu tiên tại Mayo Clinic. Và cậu là bệnh nhi đầu tiên may mắn sống sót khi điều trị thành công bệnh Fallot qua các thử nghiệm của máy.

Hồi phục từ phẫu thuật, bệnh nhân nhỏ Stephen nhanh chóng trở thành một hiện tượng người nổi tiếng. Thủ tục phẫu thuật tim hở thành công đã khiến BS. Kirklin đón nhận nhiều khách hàng hơn. Tại Đại học Minnesota, BS. Walton Lillehei nhanh chóng chuyển sang máy tim - phổi và các bác sĩ khác ở nhiều bệnh viện cũng bắt đầu sử dụng cỗ máy phẫu thuật tim hở. Việc chẩn đoán tốt hơn đã cải thiện quá trình mổ và kỹ thuật gây mê đã giảm tối đa tỷ lệ tử vong. Trong khi phẫu thuật từ chứng tim hở Fallot với 50% tỷ lệ tử vong vào thời điểm năm 1955, thì sang năm 1960, tỷ lệ này đã giảm ngoạn mục chỉ còn 15%. Và đến nay, nguy cơ tử vong giảm còn 0%.


NGUYỄN THANH HẢI
Ý kiến của bạn