Hà Nội

Cỏ lào, thảo dược phòng đỉa, vắt cắn khi đi du lịch

28-04-2024 10:20 | Vị thuốc quanh ta

SKĐS - Cỏ lào là một trong số ít thảo dược có thể thu hái quanh năm để làm thuốc, cắt cả cây dùng tươi hoặc khô. Tuy nhiên, lá cây vẫn thường được sử dụng nhiều hơn cả nhờ tác dụng cầm máu, chống viêm, giảm ngứa, phòng đỉa, vắt cắn...

1. Đặc điểm và công dụng của cỏ lào

Cỏ lào là tên thuốc trong sách thuốc, loài cây này còn được gọi với rất nhiều tên khác nhau, như "cây lốp bốp", "cây ba bớp", "cỏ Nhật", "cỏ tàu bay",... tên khoa học là Eupatorium odoratum L.

Cỏ lào là một loài thảo dược sống lâu năm, cao chừng 1 - 2 m, thân có rãnh, ít phân nhánh. Thường mọc thành bụi, phát triển rất nhanh và tái sinh rất mạnh. Thân và cành đều có lông nhung màu vàng. Cành lá vò có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trứng nhọn, mép có răng cưa to không đều, dài 3 - 10cm, với 3 gân nổi rõ từ gốc, hai mặt đều có lông.

Hoa tự, màu hồng hoặc màu trắng, mọc thành cụm, có lá bắc. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông. Cây mọc hoang dại ở khắp các bãi hoang, ven đường, ven rừng, ven suối,... đi bất kỳ nơi nào cũng có thể gặp.

Cây cộng sản (bớp bớp, cỏ lào) với 12 bài thuốc chữa bệnh tiểu hóa ...

Cây cỏ lào.

Theo Đông y: Cỏ lào vị hơi cay, tính ấm, có độc. Có tác dụng tán ứ, tiêu thũng, sát trùng, chỉ huyết (cầm máu). Dùng chữa phong tê thấp khớp xương đau nhức, đòn ngã sưng đau, kiết lỵ, tiêu chảy, mụn nhọt lở loét ngoài da, vết thương chảy máu.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Toàn cây có chứa tinh dầu, alcaloid, tanin. Nước sắc cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế đối với vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella.

2. Cỏ lào phòng trị một số chứng bệnh

Chống viêm, giảm ngứa, phòng đỉa, vắt cắn khi đi du lịch: Lá và cành non cây cỏ lào, vò nát, xát lên da, từ đầu gối xuống khắp bàn chân phòng ngừa đỉa, vắt cắn khi đi du lịch.

Các bước sơ cứu khi bị rắn cắn - Điều nên và không nên | Vinmec

Cỏ lào chống viêm, phòng đỉa, vắt cắn.

Giảm đau, tiêu sưng: Lá cỏ lào tươi, lượng vừa đủ, vò nát hoặc giã nát đắp.

Giảm ngứa nhanh chóng, chống viêm: Lá cỏ lào xát lên da.

Chữa đau nhức xương: Cỏ lào 12g tươi, dây đau xương 16g; sao vàng, sắc nước uống trong ngày. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Cầm tiêu chảy: Cỏ lào 16g sắc lấy nước, pha thêm đường, chia 3 lần uống trong ngày. Trường hợp cấp, có thể hái vài chiếc lá non, nhai nuốt dần.

Chú ý: Cây có độc, uống quá liều có thể bị trúng độc, với những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Mời bạn xem thêm video:

Những lưu ý cho người viêm da cơ địa khi trời nắng nóng.

Lương y Đỗ Văn Sơn
Ý kiến của bạn