Tiểu đường týp 1 là một bệnh tự miễn mạn tính, trong đó hệ miễn dịch của một người phá huỷ các tế bào cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu, đòi hỏi tiêm insulin hàng ngày và theo dõi liên tục.
Nghiên cứu này cho thấy rằng trẻ em có quần thể vi-rút trong ruột ít đa dạng hơn có xu hướng tạo ra các kháng thể tự hủy có thể dẫn đến bệnh tiểu đường týp 1.
Hơn nữa, trẻ em có chứa một loại vi-rút cụ thể thuộc họ 'Circoviridae' trong ruột được phát hiện ít bị bệnh tiểu đường hơn những trẻ mang vi-rút khác..
Mặt khác, sự khác biệt đã được tìm thấy trong một nhóm các vi khuẩn gọi là bacteriophages xâm nhập vào vi khuẩn trong ruột chứ không phải tế bào người.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ em mang bacteriophages, một trong những nhóm vi khuẩn đường ruột chính – dễ có nguy cơ bị tiểu đường.
Herbert, GS tại ĐH Washington ở Louis cho biết:"Chúng tôi đã xác định được một loại virus có liên quan đáng kể đến nguy cơ giảm và một nhóm virus khác có liên quan đến nguy cơ phát triển kháng thể chống lại các tế bào của trẻ nhỏ",
Nghiên cứu được đăng trong tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm nghiên cứu đã phân tích virus ở 22 đứa trẻ mang gen có nguy cơ phát triển bệnh cao.