Tuy nhiên nhược điểm nói chung của các dược liệu chính là độ hòa tan kém dẫn đến khó hấp thu, sinh khả dụng thấp. Công nghệ nano đang và sẽ là một biện pháp đầy hứa hẹn để giải quyết vấn đề này.
Sự nguy hiểm của đột quỵ não
Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não). Lúc này, các tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết đi, dẫn đến mất khả năng kiểm soát vùng não bị tổn thương, khiến cho trí nhớ và khả năng vận động bị giảm sút. Người bị đột quỵ não có thể bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong. Tại Việt Nam, đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà còn gây tàn phế cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo số liệu thống kê của Hội Đột quỵ thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và nữ giới là 13%. Chính vì vậy, việc dự phòng và điều trị đột quỵ đang ngày càng được quan tâm.
Bạch quả có thể dự phòng tai biến mạch máu não
Phương pháp điều trị đột quỵ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nào gây ra bệnh. Nhìn chung, tỷ lệ sống phụ thuộc vào thời điểm cấp cứu sau khi bệnh nhân bị đột quỵ là sớm hay muộn. Nếu đột quỵ do nhồi máu não gây ra, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc làm tan huyết khối bằng cách truyền thuốc tiêu sợi huyết tissue plasminogen activator (tPA) nhằm hòa tan các cục máu đông. Để có hiệu quả, điều trị này phải được bắt đầu trong vòng 4 đến 5 giờ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bệnh nhân dùng một số thuốc khác để làm loãng máu như heparin, warfarin, aspirin hoặc clopidogrel (plavix). Đột quỵ có thể để lại các di chứng từ nhẹ đến nặng. Mức độ khả năng hồi phục của một người có thể không rõ trong vài tháng đầu. Nhiều người cần các biện pháp phục hồi chức năng, chẳng hạn như trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu... Việc điều trị cũng phải dựa vào tiền sử bệnh, chẳng hạn như tăng huyết áp, đái tháo đường, sử dụng thuốc lá, lối sống và nồng độ cholesterol cao. Ngoài ra, cần phải ngăn ngừa đột quỵ tái phát bằng cách giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ đầu tiên. Nhiều người có thể đạt được điều này bằng cách dùng thuốc để ngăn ngừa tạo huyết khối. Thông thường uống lượng nhỏ aspirin mỗi ngày là đủ. Những người khác cần phải kiểm soát huyết áp và làm giảm các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác như đái tháo đường, tăng cholesterol, hút thuốc lá và thừa cân.
Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc tổng hợp hóa dược là con dao hai lưỡi, mặc dù cho hiệu quả cao nhưng luôn có những tác dụng không mong muốn đi kèm. Thuốc dùng trong điều trị đột quỵ thường gặp những tác dụng phụ như chảy máu, tiêu chảy, ban da, rụng tóc với warfarin và loét dạ dày tá tràng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, táo bón với aspirin... Vì thế, việc nghiên cứu các phương pháp khác ít tác dụng phụ hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị đang là một bước đi tiềm năng.
Dược liệu nano mang đến cơ hội mới cho bệnh nhân đột quỵ
Ngày nay với công nghệ và y học phát triển, xu hướng thế giới quay về với tự nhiên. Con người đã tìm ra rất nhiều loại dược liệu có khả năng cải thiện lưu thông máu não, phòng ngừa và giúp phục hồi cho bệnh nhân sau đột quỵ như tam thất, bạch quả, hoa hòe...
Tam thất (Panax notoginseng) là một loại sâm thuộc họ ngũ gia bì và rễ của nó dùng để làm thuốc, được ghi chép trong “Trích yếu nguyên liệu thuốc”. Panax notoginseng là một loại thuốc truyền thống được sử dụng lâu đời, rễ tam thất có hiệu quả cải thiện tuần hoàn mạch máu, cải thiện trì trệ ứ đọng máu, giảm nhẹ sưng, phù và giảm đau. Có hơn 10 loại saponin được chiết tách từ tam thất. Thành phần chính là saponin Rb1 và Rg1, tổng lượng saponin từ rễ tam thất được đem sản xuất thuốc tiêm hàng thập kỷ qua.
Tác dụng dược lý của tam thất đã được chứng minh. Tam thất thể hiện hiệu quả trong chống thiếu máu cục bộ cơ tim bằng cách ngăn ngừa sự rối loạn chức năng tâm trương thất trái cho bệnh nhân bị đau thắt ngực gắng sức, thậm chí phục hồi về mức bình thường, đồng thời phục hồi phì đại cơ tim cũng như làm chậm phát triển nguy hại cho tim, làm tăng chất lượng cuộc sống. Tam thất cũng có hiệu quả trong chống loạn nhịp tim, làm giãn cơ trơn mạch máu, làm tăng tưới máu, giảm áp lực máu và tổng lực cản ngoại biên. Ngoài ra, tam thất còn có tác dụng trên vi tuần hoàn, chống kết tập tiểu cầu hình thành huyết khối, làm hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch.
Ginkgo biloba, được chiết xuất từ lá cây bạch quả, có chứa flavonoid glycoside và terpenoid (ginkgolides, bilobalide) và đã được sử dụng trong dược phẩm hàng trăm năm qua nhờ khả năng cải thiện hoạt động hệ thần kinh trung ương, tăng cường trí nhớ và tập trung. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy ginkgo biloba có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng suy mạch máu não ngoại biên, rối loạn mạch máu não, chứng rối loạn tiền đình, và đặc biệt có lợi đối với người cao tuổi. Các chất được tìm thấy trong bạch quả có vai trò bảo vệ trong các giai đoạn khác nhau của suy giảm chức năng trí tuệ thông qua cơ chế hoạt động: Hoạt động vận mạch của động mạch, mao mạch và tĩnh mạch (tăng lưu lượng máu); đối kháng yếu tố kích hoạt tiểu cầu; ngăn ngừa tổn thương màng tế bào gây ra các gốc tự do; kích thích dẫn truyền thần kinh.
Ginkgo biloba có ba tác dụng đối với cơ thể con người bao gồm: Cải thiện lưu lượng máu (bao gồm cả vi tuần hoàn trong mao mạch nhỏ) đến hầu hết các mô và cơ quan; bảo vệ tế bào chống lại tổn thương oxy hóa từ các gốc tự do; ngăn chặn nhiều tác động của kết tập tiểu cầu, đông máu có liên quan đến sự phát triển của một số rối loạn tim mạch, thận, hô hấp và hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, ginkgo biloba còn làm thư giãn nội mô, ngăn chặn bớt độ nhầy của thụ thể, ngăn cản sự đóng tụ mảng beta amyloid. Ginkgo biloba có thể làm giảm các triệu chứng như: Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, thị lực giảm ở những người bị thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não...
Sự phối hợp của tam thất, bạch quả, hoa hòe giúp cải thiện lưu thông máu não.
Bạch quả có thể làm dược phẩm giúp dự phòng tai biến mạch máu não khi chưa xảy ra tai biến mạch máu não hoặc hỗ trợ điều trị khi đã có tai biến xảy ra. Ginkgo biloba có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau do suy tuần hoàn ngoại biên như: Bệnh tắc động mạch ngoại biên, sau viêm tĩnh mạch, hội chứng Raynaud… Khi uống ginkgo biloba, bạn sẽ được hỗ trợ tăng cường trí nhớ, giúp đầu óc minh mẫn, giúp giảm căng thẳng... Ngoài ra, còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và phòng ngừa đột quỵ ở người già.
Hoa hòe, thành phần hóa học chính là rutin hay rutosid là một loại vitamin P có tác dụng làm tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch. Ngoài ra, rutin còn được ví như một chất chống oxy hóa để ngăn chặn các tổn thương do gốc tự do, và có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Rutin giúp ngăn ngừa đột quỵ, hồi phục sức khỏe sau cơn đột quỵ và các bệnh xuất huyết nhờ tác dụng tăng cường và tái tạo lại các mạch máu bị tổn thương.
Các dược liệu trên đã được đúc kết từ kinh nghiệm chữa bệnh bằng y học cổ truyền của ông cha ta hàng nghìn năm nay và đã được chứng minh công dụng rõ ràng. Tuy nhiên, nhược điểm nói chung của các dược liệu chính là độ hòa tan kém dẫn đến khó hấp thu, sinh khả dụng thấp, vì thế mà dược liệu cổ truyền ngày càng lép vế so với thuốc tổng hợp hóa dược. Công nghệ nano đang và sẽ là một biện pháp đầy hứa hẹn để giải quyết vấn đề này của dược liệu. Dược liệu nano, sự kết hợp giữa dược liệu cổ truyền có sẵn ở Việt Nam và công nghệ nano hiện đại, sẽ đem đến cơ hội cho bệnh nhân đột quỵ được sử dụng một biện pháp điều trị hiệu quả, đồng thời giảm thiểu tác dụng không mong muốn của thuốc tổng hợp hóa dược.