Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?

01-12-2024 10:02 | Xã hội

SKĐS - Với truyền thống hơn 100 năm, làng rèn Bao Vinh vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận làng nghề truyền thống của tỉnh.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 1.

Cuối tháng 11/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định công nhận làng nghề truyền thống đối với nghề rèn Bao Vinh (phường Hương Vinh, TP Huế).

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 2.

Theo đó, nghề rèn Bao Vinh có nguồn gốc từ làng Hiền Lương (huyện Phong Điền) - vốn nổi tiếng với nghề rèn, nghề sắt truyền thống nhiều đời trước.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 3.

Hơn 100 năm về trước, người dân bắt đầu di cư vào Bao Vinh, lâu ngày dần hình thành xóm rèn chuyên sản xuất các vật dụng, dụng cụ phục vụ cho đời sống cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 4.

Nghề làm rèn gắn với đời sống văn hóa của tổ dân phố Bao Vinh (phường Hương Vinh) và tồn tại cho đến nay.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 5.

Anh Huỳnh Hữu Tuấn (47 tuổi, chủ một cơ sở rèn tại Bao Vinh) cho biết, cơ sở của anh sản xuất quanh năm để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm sau khi làm ra thường được xuất ra thị trường ở các tỉnh, thành phố như Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Bình, một số ít được đưa sang Lào.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 6.

"Nghề rèn ở Bao Vinh được công nhận làng nghề truyền thống của tỉnh, tôi cảm thấy rất vui. Hi vọng sản phẩm làm ra sẽ được quảng bá đi nhiều nơi", anh Tuấn nói.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 7.

Theo chia sẻ của các thợ rèn, nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm gồm thép, sắt, nhôm, đồng hoặc hợp kim đồng... Nguyên liệu phụ trợ thường dùng nung nóng là than hoặc khí đốt và nước hoặc dầu để làm nguội sản phẩm sau khi rèn.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 8.

Để làm một thợ rèn đòi hỏi có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ và lòng kiên trì, nhẫn nại mới có thể bám trụ được với nghề.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 9.

Trong bối cảnh ngày càng giảm các hộ làm nghề do nhiều yếu tố như thị trường, thu nhập, nhưng việc được công nhận làng nghề giúp những hộ dân còn bám trụ với nghề thêm động lực, duy trì nghề truyền thống mà cha ông để lại.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 10.

Những sản phẩm được tạo ra từ làng rèn Bao Vinh.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 11.

Lãnh đạo phường Hương Vinh cho biết, trên địa bàn hiện còn 13 cơ sở làm rèn. Trước đây, cơ sở làm rèn nhiều hơn tuy nhiên sau này do nhu cầu tiêu dùng giảm nên người dân chuyển sang nghề khác.

Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 12.
Có gì bên trong làng nghề truyền thống vừa được công nhận ở Huế?- Ảnh 13.

“Hiện các hộ vẫn duy trì sản xuất bình thường, đủ cung ứng ra thị trường đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Thời gian tới, địa phương tiếp tục quảng bá sản phẩm, liên kết với các đơn vị, giúp tiêu thụ sản phẩm, gìn giữ và phát triển nghề”, lãnh đạo phường Hương Vinh nói.

Hành trình gìn giữ làng nghề tinh hoa hơn 400 năm lịch sử giữa đất Hà ThànhHành trình gìn giữ làng nghề tinh hoa hơn 400 năm lịch sử giữa đất Hà Thành

SKĐS - Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) ra đời từ thế kỷ XVII, là một trong bốn làng nghề tinh hoa bậc nhất Kinh thành Thăng Long xưa.


Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn