Hà Nội

Cô gái nuốt ghim hồ sơ gần 2cm vào bụng

11-03-2024 19:43 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Chiếc ghim đã đâm thủng thành ruột non, vào trong ổ bụng nữ bệnh nhân 24 tuổi.

Ngày 11/3, BS. Hoàng Việt Dũng – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, BV Hữu Nghị cho biết, các bác sĩ đã lấy ra ghim hồ sơ dài gần 2cm trong bụng nữ bệnh nhân 24 tuổi, ở Hà Nội.

Theo BS. Dũng, bệnh nhân có hiện tượng đau bụng âm ỉ hạ vị, đau tăng, không sốt, bí trung tiện, khám hạ vị ấn đau, có phản ứng. Các bác sĩ tiếp nhận khám và thực hiện chụp CT phát hiện có dị vật đã đâm thủng thành ruột non, vào trong ổ bụng. Tổn thương là khối mạc nối bọc đoạn ruột non, gỡ ra thấy có giả mạc và ít dịch mủ, thấy một dị vật kim loại, giống đinh ghim. Bác sĩ khẩn trương lấy bỏ dị vật, khâu lỗ thủng nội soi.

C:\Users\Administrator\Desktop\nuốt ghi 1.1.jpg

Chiếc ghim được lấy ra từ bụng bệnh nhân.

Theo BS. Hoàng Việt Dũng, người dân thường bị hóc các dị vật là tăm, xương gà, dao lam, viên thuốc chưa bóc vỏ, thậm chí là bàn chải đánh răng, nắp chai bia… Đa số các trường hợp bị hóc dị vật chủ yếu là người cao tuổi và thường do sơ ý trong quá trình ăn uống.

Dù chỉ là sơ ý nhỏ như vậy nhưng có thể để lại hậu quả lớn cho bệnh nhân. Người hóc dị vật có thể phải trải qua cuộc đại phẫu tốn kém chi phí, thời gian, thậm chí tử vong. Trường hợp bệnh nhân này nếu không mổ kịp thời gặp dị vật ra có thể thủng ruột non gây xuất huyết nội, rất nguy hiểm. Giai đoạn muộn hình thành khối áp xe thì bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng.

C:\Users\Administrator\Desktop\nuốt ghim 2.jpg

Ghim dài dài gần 2cm đã đâm thủng thành ruột non của bệnh nhân.

Theo BS. Dũng, hóc dị vật thường theo hai đường: đường ăn hoặc đường thở. Khi dị vật được nuốt vào theo đường ăn, nếu vật sắc nhọn sẽ mắc lại trong thực quản, cổ hoặc lồng ngực. Bệnh nhân sẽ thấy đau ngực, khó nuốt, khó ăn thậm chí nôn ra máu. Nếu không được lấy ra kịp thời có thể gây lở loét tại nơi bị kẹt, nặng hơn nữa dị vật có thể đâm thủng động mạch chủ gây mất máu ồ ạt.

Khi dị vật đi vào đường thở do vô ý hít phải sẽ gây khó thở, suy hô hấp, tử vong. Nếu dị vật nhỏ có thể đi sâu vào phế quản gốc hoặc các phế quản thùy phổi gây ho thậm chí ho ra máu.

Đa số các bệnh nhân vị hóc dị vật đều trong trạng thái vô ý mắc phải nên lời khuyên của các bác sĩ là không nên đùa giỡn hay làm nhiều việc cùng lúc khi ăn. Nên ăn uống tập trung, điềm đạm để tránh hóc dị vật.

C:\Users\Administrator\Desktop\NUỐT GHIM  4.jpg

Sau mổ một, bệnh nhân ngày đã trung tiện, đi lại bình thường. Dự kiến sau 5 ngày bệnh nhân có thể ra viện.

Người dân cần đi khám ngay khi có các triệu chứng dưới đây:

Nuốt khó, nuốt vướng, nôn khi cố ăn: Đây có thể là những triệu chứng của người có dị vật ở vùng thực quản. Một số trường hợp người bệnh cảm thấy tức ngực khó thở, đau kèm theo nóng rát vùng sau xương ức. Giai đoạn muộn thì người bệnh có sốt, đau nhiều vùng họng, ứ đọng đờm nhớt và thức ăn.

Buồn nôn sau ăn: Có thể do dị vật ở dạ dày gây tắc môn vị và hành tá tràng. Người có cảm giác buồn nôn, ăn không tiêu và thường nôn ra dịch thức ăn chưa tiêu lẫn thức ăn cũ.

Đau bụng âm ỉ: Có thể do dị vật ở ruột non. Tuy nhiên đây là triệu chứng trong rất nhiều bệnh lý khác. Giai đoạn muộn, hình thành khối áp xe thì bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng.

Bác sĩ khuyến cáo gì khi bị hóc xương?Bác sĩ khuyến cáo gì khi bị hóc xương?

SKĐS - Hóc xương là tai nạn sinh hoạt khá thường gặp, xử lý đơn giản nếu đến khám sớm để lấy dị vật qua nội soi. Người dân không nên chữa mẹo theo dân gian hoặc ăn miếng thức ăn to để xương trôi xuống dưới.


Hương Thuỷ
Ý kiến của bạn