Cơ cực mẹ đơn thân tật nguyền mới sinh con không nhà, không tiền, không công việc

07-09-2021 14:28 | Nhịp cầu Nhân ái
google news

SKĐS - Người mẹ đơn thân với nỗi đau tật nguyền càng cơ cực, nhọc nhằn khi chăm sóc con mới sinh với ba không: không nhà, không tiền, không công việc.

Biến chứng từ một cơn bạo bệnh năm lên 1 tuổi khiến Chu Thị Hồng Hạnh (SN 1993) bị yếu đôi chân. Khi ấy, bố mẹ Hạnh ôm con rong ruổi khắp các bệnh viện điều trị nhưng tình trạng của Hạnh cũng không tiến triển hơn. Đôi chân Hạnh đi lại khó khăn, đôi tay chẳng thể cầm nắm, vận động được bình thường. Sức khỏe yếu ớt không thể lao động được.

Khi đến tuổi trưởng thành, dù cơ thể không bình thường nhưng Hạnh chưa bao giờ thôi khao khát được yêu thương và được làm mẹ. Mong mỏi có chỗ để trông cậy sau này, Hạnh đánh liều "đi kiếm" cho mình một đứa con. Khoảnh khắc nghe tiếng đứa con mình khóc chào đời, Hạnh đã bật khóc ngỡ mình đang nằm mơ. Hạnh đặt tên con gái là Bảo Ngọc bởi đó là món quà quý giá mà ông trời ban tặng cho cô.

Sau thời gian đầu sinh nở được hỗ trợ của mọi người, mẹ con Hạnh cũng dần học cách tự lo liệu, chăm sóc lẫn nhau. Bản thân Hạnh bị tật nguyền, sinh hoạt khó khăn nên cô không dễ tự đưa thức ăn vào miệng và bế con được, bé Bảo Ngọc chủ yếu nằm trên giường, không được mẹ bế bồng nựng nịu như những em bé khác.

Cơ cực mẹ đơn thân tật nguyền mới sinh con không nhà, không tiền, không công việc - Ảnh 2.

Bé Bảo Ngọc hiện được hơn 1 tháng tuổi. Ảnh GD

Hạnh tâm sự: Thu nhập dựa vào việc bán hàng online được khoảng 2 triệu/ 1 tháng. Số tiền ấy Hạnh chia làm nhiều phần nhỏ, phần mua sữa rồi tằn tiện chi tiêu. Thời gian này, Hạnh lại thất nghiệp do dịch bệnh kéo dài, cô không biết phải bám víu vào đâu. Cuộc sống hiện tại của hai mẹ con giờ thật sự rất khốn khó, tiền ăn phải đi vay, tiền nhà trọ tới kỳ mà chưa đóng. Mẹ con Hạnh đang ở phòng trọ số nhà 02 ngõ 48 đường Mậu Dương, Phường Hồng Châu - Điện Biên (TP Hưng Yên).

Cũng may Hạnh có được những người hàng xóm tốt bụng. Tuy không phải người thân nhưng biết hoàn cảnh đáng thương của cô, ai cũng quan tâm, giúp dỡ.

Cơ cực mẹ đơn thân tật nguyền mới sinh con không nhà, không tiền, không công việc - Ảnh 3.

Hạnh bị tật nguyền từ nhỏ, giờ làm mẹ đơn thân. Ảnh GD

Giải thích lý do một mình nuôi con nhỏ trong khi không có thu nhập mà không trở về quê ở thôn Tam Nông, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.để gia đình giúp đỡ, Hạnh nghẹn ngào cho biết: Bố của Hạnh mất sớm. Mẹ cô sức khỏe yếu, chật vật nuôi hai người em của Hạnh đang tuổi ăn học nên cũng rất khó khăn. Hạnh không muốn đem con trở về làm gánh nặng cho mẹ.

Nhìn người mẹ tật nguyền vụng về chăm sóc con gái nhỏ mà thấy thật tội nghiệp. Nhiều bà mẹ có đủ sức khỏe, sự hỗ trợ từ gia đình mà vẫn còn lúng túng, bỡ ngỡ huống chi là một người khuyết tật như Hạnh. Một mình tật tuyền biết xoay sở sao khi không tiền, không công việc? Mong rằng với sự chung tay của bạn đọc, Hạnh vượt qua khó khăn, bé Bảo Ngọc có quần áo, đủ sữa... để lớn khôn.

Mọi sự giúp đỡ mẹ con chị Hạnh - Mã số 690 xin gửi về:

1. Chị Chu Thị Hồng Hạnh ở phòng trọ số nhà 02 ngõ 48 đường Mậu Dương, Phường Hồng Châu - Điện Biên (TP Hưng Yên)

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 690

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 690

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0343927122

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã Số 690

Người nguyện suốt đời thực thi mệnh lệnh trái timNgười nguyện suốt đời thực thi mệnh lệnh trái tim

SKĐS - Mặc dù trên người hội tụ nhiều căn bệnh cùng một bên thận ghép, phải “sống chung” với rất nhiều loại thuốc, được bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng… nhưng ông không chấp nhận cuộc sống an nhàn mà liên tục hoạt động nhân đạo suốt 60 năm qua.

Xem thêm video đang được quan tâm

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội


Hà My
Ý kiến của bạn