Hà Nội

Cô bé 9 tuổi mở quán cà phê độc đáo tại Sài Gòn

26-09-2014 16:00 | Thời sự
google news

Mô hình quán cà phê kết hợp với bán hàng thủ công làm từ rác tái chế của cô bé học lớp 4, Phan Lê Ánh Dương (Q5, TP HCM) khiến nhiều người thấy thú vị ngay khi đến lần đầu tiên.

Quán Ánh Dương Handmade coffee nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP.HCM thu hút nhiều khách đến đây uống cà phê vì không giống những quán bình thường, nơi đây còn trưng bày và bán các sản phẩm làm từ rác như thú nhồi bông, móc khóa, ba lô rất ngộ nghĩch và đáng yêu.

Ánh Dương Handmade coffee nằm trên đường Trần Hưng Đạo (phường 1, quận 5, TP.HCM) thu hút nhiều khách do không giống những quán bình thường. Nơi đây trưng bày và bán các sản phẩm làm từ rác như thú nhồi bông, móc khóa, ba lô ngộ nghĩnh.

 

Ánh Dương năm nay 9 tuổi, hiện là học sinh lớp 4 Trường tiểu học bán trú Thới Tam, huyện Hóc Môn, TP.HCM. 3 năm vừa qua, em liên tiếp đạt danh hiệu học sinh giỏi và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường.
Quán cà phê này thuộc sở hữu của cô học trò lớp 4A trường tiểu học bán trú Thới Tam, huyện Hóc Môn, Phan Lê Ánh Dương (9 tuổi). 3 năm vừa qua, em liên tiếp đạt danh hiệu học sinh giỏi và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường.

 

Ngoài thời gian đi học, tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, Ánh Dương lại đến quán cà phê đề làm thú nhồi bông, hay vẽ tranh và sắp xếp các sản phẩm lại cho ngăn nắp và bắt mắt.
Ngoài thời gian đi học, tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, Ánh Dương lại đến quán cà phê đề làm thú nhồi bông, hay vẽ tranh và sắp xếp các sản phẩm lại cho ngăn nắp và bắt mắt.

 

Chị Lê Thị Huệ (56 tuổi), mẹ của Ánh Dương luôn giúp đỡ và tạo điều kiện để cho em thực hiện ước muốn của mình.
Chị Lê Thị Huệ (56 tuổi), mẹ của Ánh Dương luôn giúp đỡ và tạo điều kiện để cho em thực hiện ước muốn của mình.

 

Để tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức, Ánh Dương còn lên ý tưởng viết kịch bản cho dự án 365 ngày bảo vệ môi trường, mỗi ngày sẽ gắn với một việc làm bảo vệ trường cụ thể.
Để tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức, Ánh Dương còn lên ý tưởng viết kịch bản cho dự án 365 ngày bảo vệ môi trường, mỗi ngày sẽ gắn với một việc làm bảo vệ trường cụ thể. Tại đây, các sản phẩm trưng bày đều là hàng làm thủ công từ rác tái chế hay các vật dụng bỏ đi nhưng hết sức đẹp mắt.

 

Tuy quán mới mở được khoảng hai tuần, nhưng nhiều người đã tò mò tìm đến để thưởng thức cà phê và tỏ ra thích thú khi nhìn ngắm các sản phẩm độc đáo làm từ rác.
Tuy quán mới mở được khoảng hai tuần, nhưng nhiều người đã tò mò tìm đến để thưởng thức cà phê và tỏ ra thích thú khi nhìn ngắm các sản phẩm độc đáo làm từ rác.

 

Ngoài việc thu gom rác để làm những sản phẩm thủ công, Ánh Dương cũng thường xuyên vận động bạn bè, người thân biết cách phân loại rác để bảo vệ môi trường.
Ngoài việc thu gom rác để làm những sản phẩm thủ công, Ánh Dương cũng thường xuyên vận động bạn bè, người thân biết cách phân loại rác để bảo vệ môi trường.

 

Một số sản phẩm do em tự làm bằng những chai nước ngọt, chai sữa, vỏ gói mỳ tôm hay vải vụn.
Từ năm lớp 1, Ánh Dương đã tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi TP.HCM và nhận được giải 3 với sản phẩm "Thùng rác bốn ngăn - khu vui chơi giáo dục kỹ năng sống". Em rất khéo tay và có năng khiếu về nghệ thuật. Những sản phẩm do cô bé làm từ rác thải, vải vụn thành những món đồ chơi đẹp đẽ hay những chú gấu bông xinh xắn.

 

Giá cả cũng rất bình dân, thấp nhất là móc khóa 10 ngàn đồng/cái, cao nhất là ba lô 150 ngàn đồng/cái.

Giá bán các sản phẩm này rất bình dân, những chiếc móc khóa giá 10.000 đồng/chiếc. Ba lô làm từ vải vụn cao nhất cũng chỉ 150.000 đồng/chiếc.

 

Ngoài các sản phẩm do Ánh Dương làm, tại đây còn bày bán mặt hàng thủ công của người khuyết tật ở Mái ấm tình thương Thành Đạt, do cô Huệ - mẹ của bé quản lý. Bé Dương tâm sự: “Các sản phẩm của những người khuyết tật bán ra thị trường rất khó, nên con muốn mẹ mở quán cà phê này một phần là để giúp đỡ họ”.

Ngoài các sản phẩm do Ánh Dương làm, tại đây còn bày bán mặt hàng thủ công của người khuyết tật ở Mái ấm tình thương Thành Đạt, do mẹ của bé quản lý. Em tâm sự: “Các sản phẩm của những người khuyết tật bán ra thị trường rất khó, nên con muốn mẹ mở quán cà phê này một phần là để giúp đỡ họ”.

 

“Ước muốn của con là trong tương lai sẽ thành lập một chuỗi cà phê có bán các sản phẩm thủ công làm từ rác ở khắp các quận của Sài Gòn, để mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, để cho cuộc sống trong lành hơn”, Ánh Dương chia sẻ.
“Ước muốn của con là trong tương lai sẽ thành lập một chuỗi cà phê có bán các sản phẩm thủ công làm từ rác ở khắp các quận của Sài Gòn để tuyên truyền mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, để cho cuộc sống trong lành hơn”, Ánh Dương nói.

 

Ngoài việc bán cà phê, quán còn khuyến khích mọi người thu gom vỏ chai nhựa, vỏ hộp sữa, hộp xốp, bao mì tôm và các loại phế phẩm khác có thể tái sử dụng. Đổi lại, quán sẽ dành tặng cho khách hàng một số sản phẩm dễ thương do chính tay cô bé làm nên.

Ngoài việc bán cà phê, quán còn khuyến khích mọi người thu gom vỏ chai nhựa, vỏ hộp sữa, hộp xốp, bao mì tôm và các loại phế phẩm khác có thể tái sử dụng. Đổi lại, quán sẽ dành tặng cho khách hàng một số sản phẩm dễ thương do chính tay cô bé làm nên.

 

 


Ý kiến của bạn