Hà Nội

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học

04-06-2024 11:20 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Ở Việt Nam, hiếm có một khu bảo tồn chim nào nằm trong khuôn viên của một trường đại học. Hình ảnh những đàn cò trắng bay rợp trời khiến cho ai có dịp tới đây phải ngỡ ngàng.

Ngỡ ngàng đàn cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 1.

Khu bảo tồn chim có diện tích khoảng 4,7 ha, nằm trong khuôn viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 2.

Được biết các loài chim nước cư trú ở đây từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Theo thời gian, đến nay số lượng các loài chim nước tăng lên nhanh chóng, tạo ra một khu hệ chim đông đúc với hàng nghìn cá thể.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 3.

"Hiện có 15 loài chim nước như: Cò lùn hung, diệc xám, cò ngàng lớn, cò ngàng nhỡ, cò trắng, cò bợ, cò ruồi, cò nhạn, vạc, cuốc ngực trắng, gà lôi nước, te vàng, bồng chanh, sả đầu nâu và bói cá nhỏ" - ông Ngô Anh Sơn, giảng viên của trường cho hay.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 4.

Theo ông Sơn, có 12/15 loài được ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 12 hằng năm, trong đó những loài thường xuyên có mặt trong khuôn viên của trường là cò trắng, cò bợ, vạc, bồng chanh, cuốc ngực trắng, cò ruồi. Những loài xuất hiện không thường xuyên là cò ngàng lớn, cò ngàng nhỡ, sả đầu nâu, bói cá nhỏ, cò lùn hung và gà lôi nước.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 5.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 6.

Dễ thấy nhất là những đàn cò trắng với hàng trăm con đậu trên cây tre, cây keo, lim xẹt, muồng đen… rồi bay qua bay lại giữa hai bờ trong ánh chiều tà.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 7.

Theo thời gian, số lượng các loài chim nước cư trú tăng lên nhanh chóng, tạo ra một khu hệ chim đông đúc với hàng nghìn cá thể, ước tính khoảng 10.000 cá thể. Các loài chim nơi đây đã đến, cư trú, làm tổ, sinh sản hình thành nên khu hệ chim độc đáo như hiện nay.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 8.

Đáng chú ý trong số này có cò nhạn, một loài chim quý hiếm và được xếp ở mức sắp nguy cấp (VU) trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007. Đây cũng là loài chim định cư chủ yếu ở phía Nam, di cư không sinh sản ở phía Bắc.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 9.

Những đàn chim được bảo vệ với mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời tạo cảnh quan thực tế cho sinh viên học tập, nghiên cứu.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 10.

Ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư, góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam. Trước đó, năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt dự án "Bảo tồn loài và sinh cảnh khu hệ chim nước cư trú trong khuôn viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang".

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 11.

Cò bay rợp trời trong khuôn viên trường đại học- Ảnh 12.

Việc xuất hiện một khu hệ chim nước tại Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang rõ ràng rất thích hợp để sinh viên nhà trường và sinh viên nhiều nơi khác học tập, thực tập và nghiên cứu khoa học. Đồng thời là điểm tham quan du lịch cho người dân địa phương và du khách theo quyết định vào tháng 11/2021 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang công nhận Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang là điểm du lịch sinh thái.


Tuấn Anh
Ý kiến của bạn