Hà Nội

‘Cơ Bản là Cơ Bản’, những giá trị được vun đắp thời COVID-19

19-03-2022 08:45 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Tập truyện 'Cơ Bản là Cơ Bản' của tác giả - nhà báo Huy Thông vừa ra mắt, đã mang đến cho thế giới trẻ con một tác phẩm sinh động.

‘Điều không thể mất’ ở nhạc sĩ Ngọc Châu‘Điều không thể mất’ ở nhạc sĩ Ngọc Châu

SKĐS - Nhạc sĩ Ngọc Châu đã về miền xa thẳm nhưng có “Điều không thể mất” luôn ở lại với đồng nghiệp, khán giả hôm nay và mai sau...

Càng bị đại dịch COVID-19 ngăn cách về mặt bản thể, những tâm hồn trẻ thơ càng nhận ra chúng cần nhau hơn

Không dẫn người đọc đi đâu xa, thời khắc hiện thực trong câu chuyện được miêu tả qua lăng kính của một cậu bé sống ở thành phố. Câu chuyện được bắt đầu bằng cách tả thực, đi thẳng vấn đề việc học online trong thời đại dịch. Bạn đọc nhí và cả người lớn chắc chắn sẽ vô cùng thích thú theo dõi câu chuyện mang tính thời đại này.

COVID-19

Tác giả Huy Thông hiện là Phó Trưởng phòng Văn hóa, báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN).

Huy Thông tốt nghiệp Đại học Văn hóa, chuyên ngành Sáng tác, Lý luận và Phê bình văn học. Anh từng giành Giải thưởng "Cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi" năm 1993 do Ủy ban Bảo vệ & Chăm sóc trẻ em, UNICEF tại Hà Nội cùng Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức. Huy Thông cũng đã xuất bản 2 tập thơ, gồm: Hoa chuối rừng, Sáng xuân bản Mường.

Ngay từ đầu, độc giả nhí đã được tiếp cận với những câu vè mộc mạc: Ve vẻ vè ve/ Cái vè Covid/ Từ đâu xuất hiện/ Làm chết bao người/ Rình rập khắp nơi/ Gây bao tai họa…Muốn bảo vệ mình/ Phải luôn cảnh giác/ Truy vết thần tốc…Từng nhà từng hộ/ Cơ quan công sở/ Làm việc online/ Chúng em học bài/ Chuyển qua trực tuyến…/ Chắc chắn có ngày/ Đánh bay covid…

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi bao sinh mạng, đã làm mất đi của chúng ta khá nhiều điều quen thuộc hàng ngày. Tuy nhiên lại đem đến những giá trị được vun đắp bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ của loài người. Việc cho con trẻ học online đã có những kết quả tốt đẹp hay những hệ lụy kéo theo như thế nào? Tác giả giải quyết khá ôn nhu qua mỗi tình huống.

Cứ hình dung câu chuyện của cậu bé Bản - học giỏi nhất lớp, kể lại sự việc diễn biến mỗi ngày ở nhà học online. Ban đầu là khá thích thú, không phải đến trường, không phải ngồi cạnh thằng bạn "bẩn tính". Nhưng sau đó, lại thấy việc ở nhà hay bị sai vặt và dần dần cũng cảm thấy cô đơn khi thiếu tiếng cười nói của bạn bè…

COVID-19 2

Tập truyện 'Cơ Bản là Cơ Bản' của tác giả - nhà báo Huy Thông vừa ra mắt độc giả. Theo nhà thơ Hữu Vi: "“Cuốn sách là câu chuyện về tình người, tình bạn. Đó là tình cảm ấm áp của những người tử tế với vòng tay dang rộng ôm lấy những kiếp người khó khăn” .

Với những câu chữ giản dị, tác giả đã đặt mình vào vị trí cậu bé, khá bám sát thực tế, khá trung thực với lứa tuổi nhí: "Chuyện là một hôm, cô giáo chủ nhiệm ra đề bài: "Em hãy nói lên suy nghĩ của mình về dịch COVID-19". Với tôi, đây là một đề khó, cần thời gian suy nghĩ. Nhưng suy nghĩ gì được nữa khi cô giáo chỉ cho thời hạn một ngày, trong khi một ngày của tôi bị mẹ sai vặt biết bao nhiêu là việc?"

Rồi những mâu thuẫn phát sinh, khi phát hiện bạn không chịu học mà chỉ quay cóp bài; kể cả làm bài tập ở nhà trả bài qua online cũng cóp của nhóm bạn. Phụ huynh thì mỗi người mỗi nết. Cho đến khi chính nhóm phụ huynh cũng dần dần hiểu ra những điều cần thiết cho con mình để dạy dỗ chúng trưởng thành hơn…

Tác giả dần dần dẫn bạn đọc đi về miền quê Mường, giữa thời đại dịch, để tránh ồn ào phố xá, tránh lây lan dịch bệnh. Nhưng cũng là một chuỗi trải nghiệm thú vị. Từ miền truyện chứa ẩn những huyền tích, đời sống nơi đất quê Mường được khám phá. Những câu chữ miêu tả hấp dẫn, mang đến sự thích thú, và cũng mang đến nhiều hiểu biết cho những cô bé cậu bé ở thành phố về. Những đứa bạn "ghét nhau", qua bao biến cố, đã dần xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn, và cùng nhau vượt qua những thử thách, cùng nhau làm nên những điều tử tế.

"Phải chăng đây chính là ý tưởng xuyên suốt tác phẩm: Càng bị đại dịch ngăn cách về mặt bản thể, những tâm hồn trẻ thơ càng nhận ra chúng cần nhau hơn, gắn bó và sẻ chia với nhau nhiều hơn. Hầu như chương nào cũng có một bài vè. Hầu như các câu chuyện được tác giả xâu chuỗi bằng nguồn năng lượng cứu rỗi ở trên cao, bởi mỗi chương là mỗi hành động tử tế, mỗi duy niệm ý thức dần được bồi đắp, chỉnh trang cho phù hợp với thời đại đầy biến động", nhà văn Võ Thị Xuân Hà đánh giá.

Tác phẩm là một hành trình đi vào thế giới của tuổi dậy thì trong thời điểm đại dịch COVID-19

Nhà báo Trương Anh Ngọc cho biết thích cuốn sách Bản là Cơ Bản của Huy Thông. Là một nhà báo, cái nhìn của anh về cuộc sống và việc học hành của các bạn nhỏ trong thời dịch dã này thật sinh động, đa dạng, và toát lên tất cả là sự lạc quan, hy vọng và đáng yêu về thế giới học trò. Đấy là những câu chuyện xảy ra trong thời đại dịch, qua đôi mắt quan sát trong veo và đáng yêu của một cậu bé 13 tuổi.

Cuốn truyện là một hành trình đi vào thế giới của tuổi dậy thì trong thời điểm đại dịch, và đó còn là câu chuyện của một gia đình. Tác giả khéo léo lồng ghép trong đó những vấn đề thời sự, những đứa trẻ thành thị của thời 4.0 nhưng ít bạn bè thật sự, ít hiểu biết về thế giới xung quanh vì chỉ là những đứa trẻ của sách vở và học gạo, ít cả những kỹ năng sống do người lớn không dạy bảo chúng.

Nhưng rồi cái kết đầy nhân văn và có hậu là ai cũng nhận ra những điều đó, và một chuyến được bố mẹ đưa về quê, dưới bầu trời cao lồng lộng và tự do đã giúp cho Bản thực sự được sống đúng nghĩa, thoát khỏi thế giới ảo. "Tôi tin rằng, đây là một cuốn sách hay và có ý nghĩa", nhà báo Trương Anh Ngọc đánh giá.

"Người đẹp thời tiết" Đan Lê tái xuất, hứa hẹn và mới lạ 'Người đẹp thời tiết' Đan Lê tái xuất, hứa hẹn và mới lạ

SKĐS - MC Đan Lê, ‘người đẹp thời tiết’ vừa xuất hiện trong phim truyền hình ‘Anh có phải đàn ông không’ qua vai Mai Ngọc, hứa hẹn đem tới những chi tiết để hút người xem.


Khôi Nguyên
Ý kiến của bạn