Có 7% người trẻ tuổi bị loãng xương

12-12-2024 19:34 | Y tế

SKĐS - Thống kê cho thấy, số lượng người mắc bệnh loãng xương đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Có tới 7% tổng số người trong độ tuổi từ 20-50 tuổi được chẩn đoán là loãng xương.

Phòng ngừa loãng xương nên làm gì?Phòng ngừa loãng xương nên làm gì?

SKĐS - Trong khi yếu tố di truyền góp phần gây ra nguy cơ loãng xương thì hoạt động thể chất và dinh dưỡng tốt có tác dụng phòng ngừa tình trạng này. Không bao giờ là quá muộn để cải thiện sức khỏe xương, bất kể chúng ta ở độ tuổi nào…

Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh xương khớp cao, có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và ngày càng trẻ hóa. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2024 của Viện Dinh dưỡng được thực hiện trên 333 khách hàng độ tuổi từ 20 đến 50 đo loãng xương (DXA) tại phòng Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn. Kết quả cho thấy tỉ lệ loãng xương là 4,6% nam giới và 7,7% ở nữ giới (đo DXA ở cột sống thắt lưng); tỉ lệ loãng xương là 5,7% ở nam và 6,9% ở nữ (đo DXA ở cổ xương đùi).

Có 7% người trẻ tuổi bị loãng xương- Ảnh 2.

Nên đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị loãng xương kịp thời.

TS. BS. Trần Châu Quyên, Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng-Bộ Y tế) cho hay, càng ngày tỷ lệ người trẻ bị loãng xương càng nhiều. Thống kê cho thấy có khoảng 6-7% tổng số người trong độ tuổi từ 20-50 tuổi. Tuy nhiên, sau 50 tuổi con số này lại chiếm tới 60-70%, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Có nghĩa là nhiều người bị mất xương thường xuyên. Khi tuổi càng cao, tốc độ mất xương ở những người này sẽ càng tăng nhanh.

Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn thiếu đa dạng thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo đủ canxi hàng ngày, thực phẩm không đủ vitamin D, kẽm, những vi chất khác… gây nên hiện tượng mất dần xương. Ngoài ra, việc hạn chế vận động thể lực cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người trẻ bị loãng xương.

Những người có khẩu phần ăn uống thiếu hụt canxi thường dễ mệt mỏi, sức bền kém, rối loạn giấc ngủ, nặng hơn nữa là loãng xương… Việc loãng xương ngay từ khi còn trẻ có thể gây những hệ lụy nguy hiểm về sau này: Tăng khả năng té ngã, kém liền xương và gây tàn tật suốt đời nếu bị té ngã gãy xương…, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương do chế độ ăn, TS. BS. Trần Châu Quyên khuyến nghị, nên thực hành "10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030" do Bộ Y tế ban hành mới đây. Trong đó, chế độ ăn hàng ngày cần đầy đủ các nhóm thực phẩm, đảm bảo đa dạng thực phẩm. Ngoài ra, cần tăng cường tập thể dục để cải thiện sức khỏe toàn diện.

Có 7% người trẻ tuổi bị loãng xương- Ảnh 3.

10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Loãng xương ở người trẻ nên bổ sung canxi như nào?

Nguyễn Châu
Ý kiến của bạn