Khỉ tôn trọng luật giao thông: Tại vườn xích đạo Châu Phi, nhà sinh vật học Thụy Sỹ Christophe Boesch nhận thấy cứ vài phút con khỉ đực đầu đàn lại ra hiệu và cả đàn tuân lệnh răm rắp. Vung tay phải thì cả đàn sang phải, vung tay trái là sang trái. Chúng không gây tình trạng vi phạm “luật lệ giao thông”.
Khỉ làm xiếc
Khỉ tôn trọng dân chủ. Một nhà nhân chủng học người Anh có hơn 20 năm làm bạn với hắc tinh tinh đã phát hiện một tình huống thú vị: Một hôm khi hoàng hôn buông xuống một nàng hắc tinh tinh rủ bạn tình lặng lẽ đi đến một nơi xa. Chúng làm hang để ở, khi hắc tinh tinh cái sinh nở thì hắc tinh tinh đực luôn ở bên chăm sóc vợ con. Trước cảnh đó hắc tinh đầu đàn khoan dung hết mực 2 anh chị “thoát ly” này.
Chuyện chia phần - Hắc tinh tinh rất công bằng khi bắt được mồi. Con có công được phần nhiều hơn. Chia xong, ai muốn xin thêm phải được sự đồng ý của chủ nhân kể cả đối với thủ lĩnh.
Khỉ sống chung thủy chế độ một vợ một chồng: Sau thời gian theo dõi và kiểm nghiệm bác sĩ P.Golding phát hiện ra mối quan hệ bí mật giữa những tiếng kêu này với chế độ gia đình “một vợ một chồng” của loài vượn. Vượn đực giữ địa vị kiến lập và bảo vệ tổ ấm gia đình. Bs.P.Golding cho biết tiếng kêu của vượn đực có gia đình vẫn có tác dụng hấp dẫn vượn cái. Vượn vợ liền cất lên tiếng kêu cảnh báo “đây là một gia đình chớ có bén mảng tới”.
Tình mẫu tử - Giống khỉ vượn có tình mẫu tử rất sâu sắc. Có người thợ săn bắn được một con vượn con đem về. Vượn mẹ kêu khóc không nguôi rồi chế. Người thợ săn mang về mổ ra thì thấy ruột mẹ bị đứt từng khúc. Người thợ săn vô cùng cảm kích và hối hận.
Khỉ đột cứu người - Tại vườn thú Chicago có khỉ đột cái Binti Jua đã được ca ngợi hết nỗi về sự dũng cảm cứu một cậu bé 3 tuổi nghịch trèo hàng rào rồi từ độ cao 6m rơi xuống giữa bày khỉ đột hung dữ. Binti Jua đang đeo con trên lưng nhưng vẫn kịp thời nhẹ nhàng ôm lấy cậu bé bất tỉnh và mang đến cho người gác chuồng đang hốt hoảng chạy đến để cấp cứu cậu bé.
Khỉ làm xiếc - Tại Thái lan, Dakhon Linkh (sân khấu khỉ) là sân khấu truyền thống lâu đời có tính chất giải trí và tôn giáo. Panya Kawro một trong những chuyên gia về thể loại sân khấu này nói: Tôi tạo ra những nhân vật căn cứ vào tính tình của mỗi con khỉ. Vai hề tôi thường dành cho chú khỉ 6 tuổi. Vai vua thì cho khỉ 16 tuổi. Đôi khi tôi phải sửa kịch bản nếu thấy diễn viên không còn thích hợp với vai diễn nữa. Chúng tôi không cùng ngôn ngữ, nhưng nhờ khỉ biết biểu lộ tình cảm bằng cách riêng của chúng. Giờ đây người nước ngoài đến du lịch nước chúng tôi đã dọa kiện chúng tôi về “tội quấy rối đời sống của thú rừng” Nhưng chúng không tôi không có xử tệ với chúng bao giờ. Chúng rất đáng quý vì Đức Phật đã dạy chúng tôi không bao giờ được hành hạ loài vật, với cá nhân tôi (Panya) khỉ là hóa thân của người. Cũng chính vì vậy chúng tôi đã rất thông cảm với nhau.
Khỉ giúp việc - ở Thái Lan, Indonesia có trường dạy khỉ giúp việc trong gia đình trang trại. Trèo lên cây dừa chọn quả to bẻ xuống, bóc vỏ xơ dừa, bỏ vào bao chất lên xe rất nhanh nhẹn chính xác và đầy nhiệt tâm. Ở Ấn Độ từng đàn khỉ được dạy “đi ăn mày” kiến tiền về cho chủ.
Khỉ chăn dê: Chăn dắt súc vật là việc làm phổ biến của con người ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tại Prescot (Mỹ) hàng năm còn tổ chức cuộc thi độc đáo… là động vật chăn dắt lẫn nhau. Năm 2003 vừa qua, giải nhất thuộc về một chú khỉ. Trong dáng vẻ rất cao bồi với trang phục quần bò, áo phông, mũ lệch, chú ta đã cưỡi chó sói và thực hiện chăn dắt thành thạo cả đàn gồm mấy chục con dê.
Khỉ tỏ tình: Bà Reghin Phrây đã sống giữa bày khỉ đười ươi trong rừng Indonesia viết rằng: Những “người rừng” đó biểu hiện tình cảm bằng những tiếng kêu khác nhau. Tiếng kêu thét ghê người là bản “Xêrênat tình yêu” của con đực trước nhân ngãi của nó. Tiếng sụt sịt nức nở biểu thị tức giận, tiếng phì phì tặc tặc là dọa nạt…
Tiếng nói riêng của khỉ - Các nhà khoa học Mỹ và Châu Âu đại diện là P.Macle đã dùng máy ghi âm những tiếng kêu của khỉ: Tiếng ré từng nhịp là có báo, hàng loạt ré nhanh là có rắn và sẽ thay đổi nếu có trăn, nhiều tiếng kêu báo động khác báo có chim ăn thịt, người có vũ khí hay không… Tất cả có vài chục tín hiệu như thế. Những năm gần đây trong phòng thí nghiệm giáo sư Ghecsun đã tiến hành nghiên cứu chi tiết cấu trúc âm học trong ngôn ngữ của khỉ. Ông nhận thấy nhiều yếu tố tiếng kêu giống tiếng vang của các yếu tố ngữ âm của người (nguyên âm, phụ âm, âm tiết) ý nghĩa cảm xúc trong tiếng kêu của khi như dọa nạt, sợ hãi, mừng vui, giận dữ, hài lòng đều được người nghe nhận thức hoàn toàn (xác xuất 95%) Đúng như ĐacUynh nói có sự chung trong sự cảm xúc bằng âm thanh ở con người và động vật bậc cao…
Khỉ Panbanisha và Kanzi là hai con khỉ Bonobo chúng hiểu được tiếng Anh và biểu đạt ý muốn bằng một bảng ký hiệu điện tử. Vốn từ vựng của chúng vượt quá 250 từ thừa đủ để đối thoại. (Mỗi khi chúng bấm lên một nút sẽ có tiếng nói đọc lên từ tương ứng) (Theo Science et Vie 6/95).